Nửa đời còn lại, hãy cố gắng làm một người có tiếng nói

05/01/2021 07:30
Nửa đời còn lại, hãy cố gắng làm một người có tiếng nói

Cuộc đời là như vậy, bọn họ chỉ đủ năng lực làm khó kẻ yếu. Nếu hiện tại bạn cảm thấy xã hội vẫn còn đối xử tệ bạc với bạn, ấy là vì bạn chưa đủ mạnh. Thế nên, hãy nỗ lực trở thành một người "có tiếng nói".

1. Khi bạn yếu đuối, "người xấu" thường rất nhiều

Vài ngày trước, tôi tình cờ nghe người bạn vừa đi công tác xa về kể lại một câu chuyện trên chuyến bay của cô ấy: Có một cô gái xinh đẹp đang yên tĩnh ngồi nghỉ ngơi. Sau khi cất cánh, tai nghe của cô ấy rơi xuống đất. Người đàn ông kế bên đã nhặt nó, nhưng ông ta lại lấy danh nghĩa đưa tai nghe mà đặt tay lên đùi cô gái xinh đẹp kia.

Thấy vẻ ngoài đối phương to con lại hung hăng, cô gái sợ hãi không dám kêu la, chỉ xích ra xa ngồi gần cửa sổ hơn. Nhưng người đàn ông kia vẫn chưa dừng lại, ông ta cứ luyên thuyên bắt chuyện, còn tiếp tục hành động khiếm nhã. Chuyến bay kéo dài 90 phút mới hạ cánh, và khi cô gái kia vừa khóc vừa vội đi báo cảnh sát, mọi người mới biết câu chuyện.

Sợ hãi kẻ biến thái là chuyện bình thường, nhưng việc nhượng bộ đối phương khi đó không phải là lựa chọn tốt nhất. Trên máy bay không chỉ có tiếp viên, còn có nhiều hành khách nhiệt tình khác, cô ấy nên yêu cầu sự giúp đỡ từ họ mới đúng.

Cách tốt nhất khi đối mặt với kẻ ác, việc ác không phải là im lặng mà là nên vạch trần chúng, đưa nó ra trước công lý.

Nếu bạn càng tỏ vẻ yếu đuối, kẻ xấu càng được nước lấn tới. Ngược lại, chỉ cần bạn dám đấu tranh, bọn họ sẽ biết khó mà lui.

Nửa đời còn lại, hãy cố gắng làm một người CÓ TIẾNG NÓI  - Ảnh 1.

2. Bạn không phải ba mẹ họ, không cần trả hóa đơn cho lỗi lầm người khác

Ngày 3/10, cư dân mạng xôn xao một chuyện xảy ra trên chuyến bay của hãng hàng không China Eastern Airlines đến Côn Minh: Một hành khách vì không muốn đeo khẩu trang đã khiến chuyến bay bị hoãn lại một tiếng. Bởi vì một người không hợp tác, mà làm ảnh hưởng đến mọi người. Vì thế kết quả cuối cùng, người này đã bị cảnh sát bắt đi.

Trong xã hội này không thiếu những người như vậy, cứ nghĩ thế giới sẽ xoay quanh mình, quy tắc chỉ được áp dụng cho người khác, còn bản thân mình là ngoại lệ. Nếu bản thân không được như ý, họ sẽ kéo mọi người theo cùng chịu. Người như vậy, thật sự vừa xấu vừa ích kỷ.

Trong tâm lý học có một lý luận như thế, gọi là hiệu ứng cửa sổ vỡ. Nếu một cửa sổ của tòa nhà bị hỏng, không sửa được, thì sẽ có càng nhiều kẻ phá hoại hơn đến đập phá cửa sổ khác.

Cũng như vậy, khi đối mặt với kẻ xấu, chúng ta phải can đảm và không được vị tha, hãy nêu ra lỗi lầm của họ, để họ phải trả giá, chúng ta mới có thể bảo vệ được lợi ích của mình.

Những người mềm yếu như cửa sổ đã vỡ, dù bị kẻ xấu ức hiếp vẫn tỏ ra bất lực, không thể chống lại.

Thế nên, hãy sửa chữa các "cửa sổ" để làm cho chính mình mạnh mẽ hơn.

Dù bạn có lương thiện đi nữa cũng phải áp dụng cho đúng người đúng việc. Bạn không phải ba mẹ họ, đừng tùy tiện "trả hóa đơn" giúp người xấu!

Nửa đời còn lại, hãy cố gắng làm một người CÓ TIẾNG NÓI  - Ảnh 2.

3. Đối xử tốt với người xấu, là tàn nhẫn với chính mình

Trong bộ phim truyền hình "Ba mươi chưa phải là hết" rất hot lúc trước, rất nhiều người đồng cảm với cô gái tên Vương Mạn Ni.

Một cô gái luôn chăm chỉ làm việc, nhiệt tình với cuộc sống, nhưng lại gặp phải một người đàn ông đểu cáng, lừa dối tình cảm của cô ấy.

Khi bạn gái của Lương Chính Hiền biết việc anh ta quen với Vương Mạn Ni, đã liên tục gây khó dễ cho cô, cô ta còn nói rằng: "Cô cho phép mình phá hoại tình cảm người khác, nhưng lại không cho phép người khác đập vỡ chén cơm của cô hay sao?"

Vương Mạn Ni đã mạnh mẽ từ chối xin lỗi:

"Tôi sẽ không xin lỗi, cũng không phục vụ cho cô. Cô đừng đến cửa hàng gây chuyện nữa. Được, bây giờ tôi sẽ nghỉ việc!"

Cô bạn gái kia nghe xong liền tát mạnh Vương Mạn Ni mà mắng: "Cô so với tưởng tượng của tôi còn lợi hại hơn."

Trong cuộc sống, chúng ta chắc chắn không thể tránh khỏi việc gặp phải những người xấu xa như vậy. Và rõ ràng chúng ta không làm sai điều gì, vẫn phải trả giá cho hành động của người khác.

Nếu bạn nhìn thấu bản chất của một người, xin hãy vội "rút tiền" và "dừng lỗ" đúng lúc. Nếu sự quá đáng của họ vượt quá giới hạn chịu đựng của bạn, xin hãy dũng cảm đứng lên chống trả.

Bất kể khi nào, hãy luôn ghi nhớ rằng, cuộc đời này không dài, bạn rất quý giá!

Nửa đời còn lại, hãy cố gắng làm một người CÓ TIẾNG NÓI  - Ảnh 3.

4. Phần đời còn lại, hãy làm một người có tiếng nói

Hoàng Bột – nam diễn viên có lịch sử doanh thu phòng vé cao nhất Trung Quốc từng chia sẻ trên phỏng vấn:

Khi từ Thanh Đảo đến Bắc Kinh, để kiếm sống, anh ta đã phải làm việc trong một quán bar suốt 7 năm. Có lần, khi Hoàng Bột lên sân khấu, những kẻ gây rối đã la hét đuổi anh ta xuống. Trong tình huống này, nếu làm theo những kẻ gây rối, anh ta sẽ mất chén cơm, nhưng nếu không làm theo, sẽ bị bọn họ đánh mắng, bởi vì nhóm người này không dễ đuổi đi chút nào.

Vì cuộc sống, anh ta đã mỉm cười đi xuống sân khấu: "Tôi sẽ đi, nhưng trước khi đi, tôi muốn gửi đến mọi người bài hát: Chúc những người thích tôi, đều gặp may mắn."

Sau này, Hoàng Bột gia nhập giới điện ảnh và bị nhiều người cười nhạo về ngoại hình, ngay cả đạo diễn cũng châm chọc rằng: "Cậu mà cũng xứng làm diễn viên?"

Khi chưa nổi tiếng, anh ta gặp đủ loại người, đủ loại chiêu trò. Bây giờ, tất cả mọi người đều niềm nở xoay quanh bằng một nụ cười. Cuộc đời là như vậy, bọn họ chỉ đủ năng lực làm khó kẻ yếu.

Thế nên, nếu hiện tại bạn cảm thấy xã hội vẫn còn đối xử tệ bạc với bạn, ấy là vì bạn chưa đủ mạnh. Đừng để bản thân như chiếc bánh trôi nước, ai nặn thành hình thù gì cũng được.

Khi bạn trở nên ưu tú, cả thế giới đều sẽ lương thiện. Đừng dùng nước mắt để đối phó với kẻ xấu, hãy dùng nỗ lực và sự mạnh mẽ để đáp lại họ.

Muốn có được quyền tôn trọng, hãy làm như vậy. Nếu không, dù bạn chạy trốn đến bất cứ nơi đâu, kẻ xấu vẫn rất nhiều.

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024