Người nhàn rỗi hay lo lắng, lười biếng hay bệnh tật, chỉ có có siêng năng mới sống lâu!

12/04/2021 07:30
Người nhàn rỗi hay lo lắng, lười biếng hay bệnh tật, chỉ có có siêng năng mới sống lâu!

Cuộc sống có thể được đúc kết bằng một lựa chọn đơn giản, hoặc bận rộn sống hoặc vội vã chết. Sống gắn liền với vận động, lúc nên phấn đấu, đừng lựa chọn an nhàn. Chỉ khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần tỉnh táo thì tâm hồn mới thanh thản được.

Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Dale Carnegie từng nói: "Nên duy trì sự bận rộn, vì nó là liều thuốc rẻ nhất thế giới.

Nhàn rỗi dễ khiến con người ta không bệnh cũng thành bệnh, lười biếng khiến chúng ta dễ mắc nhiều thứ bệnh. Đặc biệt là khi nhàn rỗi và lười biếng quá lâu, các cơ quan trên cơ thể hoạt động dần chậm chạp, việc trao đổi chất trong cơ thể trở nên bất bình thường, khả năng tư duy cũng chậm hơn.

1. Người nhàn dễ buồn chán

Romain Rolland từng nói: "Gánh nặng lớn nhất trong cuộc sống không phải là công việc, mà là sự buồn chán." Nếu một người không có việc làm quá lâu, anh ta dễ suy nghĩ lung tung và đánh mất bản thân.

Chị họ tôi trước đây từng là lãnh đạo, chuyên quản lý, phụ trách tổ chức hoạt động cho các đơn vị cấp dưới. Tuy bận rộn, nhưng lúc nào chị ấy cũng nở nụ cười tự tin. Sau này, chị ấy bị chuyển công tác về tuyến 2, tâm trạng bắt đầu sa sút hẳn. Vì công việc nhàn hơn, nên chị ấy bắt đầu than phiền đủ thứ về cuộc sống, nói cấp trên không quan tâm đến phúc lợi của nhân viên, trách người mới làm việc vô tâm, còn cảm thấy đồng nghiệp hùa nhau xa lánh chị ấy.

Trong lúc cảm thấy vô vị đó, chị ấy vô tình lạc chân vào con đường cổ phiếu. Bởi vì ban đầu không có ý thức đề phòng rủi ro, nên vừa đầu tư giai đoạn đầu đã gặp suy thoái thị trường chứng khoán. Các khoản vay từ ngân hàng và bạn bè đều thua lỗ vào trong tiền đầu tư chứng khoán.

Kết cục chị ấy bị bạn bè đòi nợ, ngân hàng giục trả tiền, lo lắng đến độ ăn không được ngủ chẳng yên giấc, cả người hốc hác, lâm bệnh nặng.

Việc này khiến chị ấy hối hận suốt một thời gian dài, bảo rằng biết thế thà tăng ca thêm giờ còn hơn thế này.

Đúng là "tâm nhàn sinh việc thừa, người nhàn sinh thị phi."

Có một câu nói rất hay được trích từ bộ phim "The Shawshank Redemption":

"Cuộc sống có thể được đúc kết bằng một lựa chọn đơn giản, hoặc bận rộn sống hoặc vội vã chết."

Đối với người nghèo đến nỗi muốn sinh tồn cũng khó khăn, làm gì có thời gian rảnh đi chê bai công việc thế này thế khác? Đối với một người bận rộn đến độ không có thời gian nghỉ ngơi, làm gì có thời gian để nghĩ lung tung?

Cảm giác nhàm chán thường xuất phát từ việc quá nhàn rỗi. Người quá nhàn dễ rơi vào trạng thái sầu lo vô cớ, thế nên bận rộn cho cuộc sống và ước mơ của mình vẫn tốt hơn!

Người nhàn rỗi hay lo lắng, người lười biếng hay bệnh tật: Đời này, chỉ có có siêng năng mới sống lâu!  - Ảnh 1.

2. Người lười dễ mắc bệnh

Einstein từng nói: "Tôi chưa bao giờ coi sự an nhàn là mục đích cuộc sống. Loại lý luận này, là lý tưởng của heo."

Có lần, tôi nhìn thấy tin tức trên mạng về một sinh viên đại học. Lúc mới vào đại học, cậu ấy cao 1m 65, chỉ nặng 60 kg, nhưng chỉ mới kết thúc học kỳ 1, cậu ấy đã tăng thêm 15 kg. Cuộc sống đại học không người giám sát và áp lực của việc học lại đã khiến cậu ta đâm ra lười biếng. Ngoài giờ học, cậu ta dành toàn thời gian còn lại để chơi game, ăn vặt và xem phim.

Nhắc đến bài học hôm nay là gì có thể cậu ta chẳng nhớ. Nhưng nhắc đến món ăn yêu thích, cậu ta có thể liệt kê đủ thứ nào là chân giò, bánh mì kẹp thịt, bún bò... Có đêm, cậu ta còn ăn 4 cái bánh mì và uống 5 lon bia xong mới ngủ.

Nếp sống mất kỷ luật đó đã khiến cậu ta mắc bệnh tiểu đường, thi trượt nhiều môn, và bị nhà trường đuổi học.

Khi bạn không có lòng cầu tiến, rất dễ "hại" người. Người bị hại là ai? Là chính mình.

Bởi chỉ cần lười quá lâu, con người sẽ đánh mất đi tinh thần chiến đấu, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, tinh thần trống rỗng, buồn chán. Càng lâu, bạn càng dễ đánh mất đi sức sống mà tuổi trẻ nên có.

Sống gắn liền với vận động, lúc nên phấn đấu, đừng lựa chọn an nhàn. Chỉ khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần tỉnh táo thì tâm hồn mới thanh thản được.

Ngay cả những người cao tuổi dù đã nghỉ hưu cũng không nên lười vận động. Bởi vì chế độ làm việc và nghỉ ngơi thất thường dễ khiến chúng ta mắc các bệnh khác nhau.

Phương Thành, họa sĩ truyện tranh nổi tiếng, dù đã nghỉ hưu vẫn đọc sách, vẽ tranh, tập Thái Cực Quyền và đạp xe mỗi ngày. Ông thường nói rằng: "Tôi luôn bận rộn, vì bận mới giúp thể lực và não bộ khỏe khoắn, nó còn tốt hơn việc ăn đồ bổ nữa đấy."

Quả đúng thật như vậy, ở tuổi 90, ông còn có thể leo lên đỉnh núi và tham gia rước đuốc ở Đại hội thể thao châu Á lần thứ 10, sống thọ 100 tuổi.

Người nhàn rỗi hay lo lắng, người lười biếng hay bệnh tật: Đời này, chỉ có có siêng năng mới sống lâu!  - Ảnh 2.

3. Người bận dễ tìm thấy niềm vui

Thẩm Thung Văn từng nói: "Tôi sợ nhất là để cuộc đời mình nhàn rỗi, vì như vậy cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa."

Có người quá nhàn mà nghĩ đến việc khơi chuyện thị phi, cũng có người vì nhàn mà để thời gian tiêu hao một cách vô thức rồi lòng tràn đầy lo lắng.

Những người bận rộn không có thời gian để quan tâm đến những vấn đề vụn vặt, họ chỉ theo đuổi những mục tiêu của mình trong cuộc sống, và vì vậy họ có tương lai tươi sáng.

Vi Á được xem là "nữ hoàng livestream bán hàng", sản phẩm cô bán không chỉ có nhà xe, mà còn có cả "quyền phóng tên lửa". Cô từng được Thái tử Thái Lan gửi lời mời, nhận được lời khen ngợi từ Jack Ma và sự giúp đỡ của nhiều fan hâm mộ trên thế giới. Nhưng để đạt được điều đó, trước đây cô chỉ dám ngủ 3 tiếng một ngày, bận đến 3 giờ sáng vẫn chưa về nhà...

Thế nên, nếu bạn không muốn sống tầm thường, tuyệt đối không được để bản thân nhàn rỗi. Bận rộn không có giới hạn tuổi tác. Trái lại, nó có thể làm phong phú cuộc sống hơn.

Dẫu biết rằng quá trình bận rộn sẽ rất mệt mỏi, phải gặp nhiều cay đắng mà người xung quanh không thể hiểu được. Nhưng khi bạn chăm chỉ làm việc đến mức độ nào đó, bạn sẽ có những thu hoạch bất ngờ.

Vì thế nếu bạn muốn đạt được ước mơ và hạnh phúc, bạn nhất định phải trả giá bằng chính công sức của mình. Đây chính là động lực của cuộc sống.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 23/11/2024