Trên đời, bất cứ cái gì cũng có giới hạn, vượt qua giới hạn đó, ắt sẽ có tai họa. Muốn có một cuộc sống tốt đẹp, suôn sẻ, tốt nhất hãy không vượt qua cái gọi là giới hạn, đặc biệt là sự giận dữ.
Tục ngữ có câu: Hoa vì tưới nhiều nước mà chết, cá vì ăn nhiều mà chết còn con người vì tức mà chết.
Con người sống trên đời, có rất nhiều chuyện không được như ý. Gặp phải những chuyện không thuận theo ý mình, mỗi người hoặc ít hoặc nhiều đều có chút không hài lòng, giận dữ.
Thực tế thì, tức giận ngoài việc khiến tình hình trở nên tệ hơn, trạng thái tâm lý này chẳng giúp ích được gì.
Ảnh minh họa.
Triết gia nổi tiếng người Đức Arthur Schopenhauer từng nói, nổi giận với hành vi của người khác là việc làm ngu xuẩn, chẳng khác gì việc chúng ta nổi nóng với hòn đá nằm ngang trên con đường chúng đang tiến về phía trước.
Dễ tức giận, bà cụ tìm bác sĩ giúp trị tận gốc thói xấu
Có một bà cụ có tật xấu lâu năm, đó là rất hay nổi giận, chỉ một chút chuyện vặt vãnh, nhỏ xíu cũng có thể khiến bà cụ nổi đóa, mở miệng mắng chửi người khác.
Biết mình có tật xấu, bà cụ đã tìm đến bác sĩ tâm lý nhờ giúp đỡ nhằm kiểm soát tính khí nóng nảy, dễ tức giận của mình.
Bác sĩ nghe bà cụ nói xong liền nói: "Từ bây giờ, mỗi lần bà chuẩn bị nổi giận, hãy lập tức dừng lại tất cả những việc đang dang dở, tìm một nôi nào đó để ngồi thiền. Đợi đến khi bản thân hoàn toàn bình tĩnh trở lại, hãy hỏi bản thân xem lúc này mình muốn làm việc gì nhất?"
Người phụ nữ lớn tuổi tỏ ra nghi ngờ biện pháp mà bác sĩ giới thiệu. Vài ngày sau, bà cụ cố tình tìm đến cảm ơn bác sĩ:
"Lần trước tôi đã thử làm theo cách mà bác sĩ giới thiệu, sau khi ngồi thiền, suy nghĩ nảy ra trong đầu tôi không ngờ lại là ‘sao bụng mình đói thế’. Vào thời điểm đó, tôi đã muốn ăn ngay một bát hoành thánh, cho nhiều giấm một chút!"
Bác sĩ nói: "Vậy thì cụ nên lập tức đi ăn một bát hoành thánh thôi. Trên đời này có bao nhiêu thứ đồ ăn ngon, những hoạt động thú vị, tại sao phải bắt bản thân phải trói buộc bản thân bên cạnh những người khiến mình phải tức giận chứ?"
Nghe xong, bà cụ ngộ ra việc mình cần làm để từ bỏ thói xấu đeo bám mình bấy lâu.
Lời bình
Giận dữ là cách con người mang sai lầm của người khác để trừng phạt chính bản thân mình.
Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều việc không vui. Nhưng xét cho cùng, tất cả những cái gọi là việc không vui đó đều xuất phát từ việc chúng ta không bỏ qua cho chính mình.
Khi chúng ta bị thứ cảm xúc mang tên là giận dữ, phẫn nộ bao vậy, chúng ta dễ bị cả giận mất khôn và không thể nhìn thấy những điều tốt đẹp ở quanh mình.
Đời người không nên dùng để tức giận, không nên để thời gian quý báu lãng phí vào những việc vô nghĩa.
Như Trang tử từng nói: "Đừng bận tâm đến chuyện thị phi, như thế là đã có thể chung sống hài hòa với mọi người."
Hay Lão Tử cũng từng nói rằng: "Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả mạnh" – ý chỉ người có thể thắng được người khác là kẻ mạnh và người tự thắng được mình cũng là kẻ mạnh.
Hãy luôn tự nhắc nhở bản thân rằng dù gặp phải bất cứ việc gì, phải thật bình tĩnh, đừng vội tức giận hay nổi nóng. Có như thế, khi gặp chuyện, lòng ta mới khi bị xáo trộn, không bị dậy sóng.
Dù là việc gì đi nữa, cũng không nên quá cố chấp, nghĩ thông suốt hơn, nhìn xa hơn một chút, mọi sự tự nhiên sẽ trở nên đơn giản, nhẹ nhàng.
Không kiểm soát được cảm xúc, buột miệng la mắng, thậm chí cáu gắt vô tội vạ sẽ chỉ khiến bản thân mình tệ hơn, những người khác cũng ấm ức, bị tổn thương.
Điều chỉnh thật tốt trạng thái tâm lý của bản thân, bớt tức giận, tận hưởng cuộc sống trước mắt, đó chính là lối sống lành mạnh mà mỗi người nên hướng tới để cuộc sống không bị lãng phí.
Trí thức trẻ