Đằng sau một quyết định lớn – Kỳ 2: Ba câu hỏi cần đặt ra trước một vấn đề khó

Trí Việt20/07/2021 08:30
Đằng sau một quyết định lớn – Kỳ 2: Ba câu hỏi cần đặt ra trước một vấn đề khó

Bước đầu tiên rất đơn giản, các nhà quản lý thường được khuyên rằng khi đối mặt với những chọn lựa khó khăn, hãy đặt giá trị và quy ước của cộng đồng hay tổ chức lên trước.

Cách tiếp cận này sẽ đem lại nhiều rủi ro khi những giá trị của cộng đồng rất mơ hồ và tối nghĩa. Để giải quyết vấn đề tối nghĩa này, phải quay lại ba câu hỏi đầu tiên.

Câu hỏi đầu tiên yêu cầu phải đưa ra tất cả các hệ quả có thể. Để làm điều này phải làm việc với nhiều người, phải hết sức thẳng thắn và khách quan để có thể xác định tất cả các hệ quả có thể xảy ra.

Câu hỏi thứ hai tập trung vào trách nhiệm: Trách nhiệm của tôi đối với người khác là gì dựa trên mối quan hệ giữa chúng tôi, dựa trên pháp luật, hay dựa trên những cam kết mà công ty đã hứa?

Câu hỏi mang tính thực dụng cao nhất là câu thứ ba - giúp chúng ta xác định những rủi ro, sự bất ổn và khả năng thực hiện những quyết định đó.

Ba câu hỏi này đòi hỏi nhìn từ phía bên ngoài, một cách khách quan và hệ thống, nhưng liệu có thoát khỏi thiên kiến hay không? Không bao giờ, bất cứ quyết định nào chúng ta đưa ra đều không thể tránh khỏi thiên kiến - như nhà triết học người Đức, Nietzche nói: “Con người, chúng ta đều là con người”.

Nhưng bắt đầu bằng ba câu hỏi đầu tiên là cách tạo ra được những chứng cứ nền tảng tốt nhất có thể và những đánh giá hợp lý giúp đưa ra những quyết định khó khăn. Khi đã có trong tay những dữ liệu cơ bản này, hãy lùi lại một bước và suy nghĩ về mối quan hệ, giá trị và những quy ước liên quan đến vấn đề.

Triết học Trung Hoa xưa nhấn mạnh vào thuyết Âm Dương, mô tả sự hòa quyện của các thành phần của cuộc sống. Hay nói cách khác, cái gì quan trọng cho mỗi người thì cũng quan trọng cho tất cả. Điều này đòi hỏi nhà quản lý cần phải lùi lại và dành thời gian trả lời xem Mục đích rộng hơn và cao hơn trong quyết định của mình là gì?

Mặc dù có thể đây không phải là những yếu tố chính để giúp đưa ra quyết định nhưng vẫn có thể giúp nhận ra những khía cạnh mới mang tính lâu dài và cũng không kém phần quan trọng. Những khía cạnh này có thể bị xem nhẹ bởi các nhà quản lý vốn được đào tạo xử lý mọi vấn đề đều phải dựa trên các phân tích dữ liệu.

Tóm lại, chúng ta có thể sử dụng hiểu biết của mình về những trải nghiệm và câu chuyện của doanh nghiệp để trả lời câu hỏi đặt ra. Hay nói cách khác, điều gì quan trọng đối với bản thân mình, có thể cũng quan trọng đối với người khác.

Từ quan điểm này, một nhà quản lý giỏi khi đối mặt với vùng xám không nên đơn giản là đi tìm câu trả lời đúng. Hãy viết xuống những tôn chỉ, triết lý, sứ mệnh của doanh nghiệp, đưa trường hợp cụ thể vào ngữ cảnh rộng hơn, lúc đó có khả năng sẽ nhìn thấy những yếu tố mà dường như họ hay xem thường, không chú ý. Đó cũng là cách để không bị bỏ sót những giải pháp tốt hơn.

Theo Đằng sau một quyết định lớn


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025