Vài ngày trước, một bài đăng trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đã được lan truyền mạnh mẽ với 10.000 lượt chia sẻ lại và 190.000 lượt thích.
Theo đó câu chuyện như sau: thành phố Bắc Kinh có một lãnh đạo đã về hưu, nam, góa vợ, sức khỏe không tốt. Lão lãnh đạo muốn tìm một dì không ở Bắc Kinh tới nhà làm bảo mẫu, một tháng lương 9000 tệ (khoảng 31 triệu đồng), bao ăn bao ở.
Dì này là người ở quê, còn có một cậu con trai đang học đại học trên huyện.
Sau khi chăm sóc vị lãnh đạo này 1 năm, lãnh đạo nói với dì:
"Hay là cô gả cho tôi đi, như vậy cô sẽ có hộ khẩu Bắc Kinh."
Dì ngay lập tức từ chối. người nhà ai cũng nói dì ngốc.
Nhưng dì ấy lại có chính kiến của mình: "Giờ lương tháng 9000 làm thật nhận thật, lại còn được bao ăn bao ở. Kết hôn rồi, 9000 này cũng mất, ăn uống mua rau đều phải ngửa tay ra xin tiền, không tự do, không có tôn nghiêm."
Người đăng bài khi kể câu chuyện này đã cảm thán: nhìn dì ấy mà xem, tự do, tự trọng của bản thân còn lớn hơn cả hôn nhân lớn hơn cả hộ khẩu Bắc Kinh, tin là dì ấy sau này càng sống sẽ càng tốt hơn.
Ở phần bình luận có rất nhiều người "thích" cho "bảo mẫu Bắc Kinh" này:
"Đây mới là người thông minh, mọi người nghĩ cái bác lãnh đạo đó thực sự thương dì ấy ư?
Người ta chẳng qua là vì không muốn bỏ tiền ra, muốn có một bảo mẫu miễn phí thôi."
Các kiểu này từ xưa đã có, mấy thương gia ngày xưa cũng toàn vì muốn bớt một hai lượng bạc tiền đầu bếp mà nạp luôn cô đầu bếp làm thiếp đó thôi."
"Không nói chuyện tình yêu. Lão lãnh đạo về hưu rồi, con cái đều lớn rồi, sức khỏe lại không tốt. Kết hôn là kế lâu dài với ông ấy, còn với dì kia thì lợi ích cũng chỉ có cái hộ khẩu Bắc Kinh. Nhưng thứ nhất, hộ khẩu ở Bắc Kinh, không phải cứ kết hôn là có, phải chờ đợi. Thứ hai, ở cái tuổi này rồi, hộ khẩu Bắc Kinh có tác dụng gì không? Để con chuyển lên Bắc Kinh thi đại học ở đây ư? Có khi đợi tới lúc dì ấy nhận được chứng nhận hộ khẩu Bắc Kinh thì con trai cũng tốt nghiệp xong rồi. Dì thật sáng suốt!"
Nhưng tất nhiên cũng có người phản đối: "Ngốc, lão lãnh đạo nghỉ hưu ắt có nhiều tiền, kết hôn thì có thể thừa kế tài sản."
Và ngay lập tức có người phản bác:
"Bạn mới là ngốc. Kết hôn xong, 9000 tệ tự dưng mất trắng. Tài sản nhà người ta người ta để cho con ruột nhà người ta chứ đợi mà tới lượt bạn. Người nhà họ tới khi ấy lại nói dì vì tiền nên mới đồng ý kết hôn cũng nói không chừng."
Chính là cái lý này. Nếu cô bảo mẫu không kết hôn, tháng nào nhận lương tháng đó, còn được bao ăn bao ở.
Kết hôn rồi, không những phải làm mọi việc miễn phí, nhà cửa và tài sản của vị lãnh đạo kia cũng tài tài sản người ta có trước hôn nhân, chẳng có chút liên quan tới cô bảo mẫu.
Thừa kế cũng có thể chỉ định người, bảo mẫu có được bao nhiêu chẳng ai mà biết được.
Đây chính là điểm khác nhau giữa những người có tư duy cấp cao và những người có tư duy hạn hẹp.
Những người có tư duy hạn hẹp sẽ chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, chẳng hạn như khối tài sản của lãnh đạo hay hộ khẩu Bắc Kinh.
Còn những người có tư duy cấp cao lại luôn ý thức được rằng trên đời không có bữa cơm nào là miễn phí cả, đằng sau mật ngọt luôn là một cái bẫy.
Những người có tư duy hạn hẹp luôn nhìn nhận sự việc rất đơn giản, dễ dàng và trực tiếp.
Trong khi những người có tư duy cấp cao lại biết suy nghĩ xa, biết nhìn nhận tới nhiều nhân tố, chẳng hạn như khả năng của kết quả, khả năng chính xác trong quan điểm của bản thân, sau này sẽ tiếp diễn ra sao…
Tuyệt đối đừng xem thường những người có tư duy cao cấp, cùng là gặp núi thấy núi, gặp nước nhìn nước, nhưng độ xa độ rộng nhìn được lại hoàn toàn khác nhau.
Một ví dụ khác về tư duy cao thấp.
Một trong "Trúc lâm thất hiền" (tên dân gian gọi nhóm bảy học giả, nhà văn và nhạc sĩ theo trường phái Đạo giáo sống trong rừng trúc đầu thời nhà Tấn, Trung Quốc) Wang Rong từ nhỏ đã rất thông minh. Một hôm, Wang Rong khi ấy 7 tuổi cùng bạn chơi ở bên đường.
Bỗng nhiên, một cậu bé phát hiện ra một cây mận, trên cây sai trĩu quả.
Vậy là các bạn nhỏ khác tranh nhau chạy tới vặt quả mận, chỉ mình Wang Rong cứ đứng yên tại chỗ, âm thầm nhìn cây mận.
Vừa hay lúc đó có người đi qua, thấy tò mò nên đã hỏi Wang Rong: "Sao con không đi hái mận với các bạn?"
Wang Rong nói: "Cây mận lớn như vậy, ai cũng có thể trông thấy, nhưng lại vẫn đầy quả trên cây, vì sao không có ai hái chúng? Con nghĩ nhất định là vì những quả mận này rất chát."
Quả nhiên, các bạn của Wang Rong sau khi hái được mận xuống đều nói mận vừa đắng vừa chát, sau cùng vứt hết mận đi.
Wang Rong chính là một người có tư duy cao cấp, khả năng suy nghĩ sâu sa, có thể nhìn trước người khác vài bước.
Cũng giống như nhà đầu tư người Mỹ, Howard Stanley Marks trong cuốn "The most important thing" của mình có viết:
Tư duy bậc 1: "Đây là một công ty tốt, chúng ta hãy mua cố phiếu của nó."
Tư duy bậc 2: "Đây là một công ty tốt, nhưng tất cả mọi người đều cho rằng nó là một công ty tốt, vì vậy nó không phải là một công ty tốt. Cổ phiếu và định giá đều quá cao, chúng ta hãy bán cổ phiếu đi."
Charlie Munger từng nói: "Một điều không hề dễ dàng, bất cứ ai nghĩ rằng nó dễ dàng thì không phải là một người khôn ngoan."
Cùng một sự việc, người có tư duy bậc một thường giống với những người khác, và họ cũng rút ra được kết luận như người khác.
Con bậc 2, bậc 3… là tư duy cao cấp hơn, họ xem xét các hệ thống, sự tương tác và thời gian để thoát khỏi cái bẫy.
Vậy làm thế nào để có được tư duy cao cấp hơn?
Hai gợi ý:
①Xác định chính xác những người chơi khác đang ở cấp độ nào.
Sau đó, bạn có thể thiết kế chiến lược trò chơi cụ thể, miễn là bạn cao hơn những người khác một bậc.
② Rèn luyện thói quen suy nghĩ theo nhiều cấp độ, và đừng vội kết luận khi gặp bất cứ chuyện gì.
Bạn có thể tự hỏi mình: "Sau đó thì sao?" Hãy suy nghĩ về thời gian, không gian và nhiều chiều khác.
Tôi hy vọng tất cả chúng ta đều có thể trở thành những người có tư tưởng cao cấp, có thể giải quyết mọi việc rõ ràng và không bị dắt mũi.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị