Cuộc sống không có đường thẳng mà sẽ có nhiều ngã rẽ. Đằng sau mỗi cuộc đời tưởng như thuận buồm xuôi gió thực ra cũng có những thăng trầm, chưa kể đến chuyện không suôn sẻ khác trong cuộc sống.
Công việc của chúng ta cũng vậy, không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái. Thỉnh thoảng chúng ta cũng có đôi lúc than thở rằng: "Tôi thực sự không thích công việc của mình" nhưng rồi ta vẫn phải tiếp tục làm.
Vậy làm sao để tìm thấy niềm đam mê và yêu thích trong công việc, cuộc sống?
Cách đây vài ngày, bạn tôi giới thiệu cho tôi một bộ phim Nhật Bản đoạt giải Oscar mang tên Okuribito (Khởi hành). Thoạt nhìn, có vẻ như đây là phim kinh dị gây tò mò, nhưng đó là bộ phim chính kịch nêu lên một vấn đề nhạy cảm trong cuộc sống.
Nhân vật chính là Daigo Kobayashi, một nhạc công chơi đàn. Thế nhưng ban nhạc tan rã, Daigo rơi vào cảnh thất nghiệp. Trước áp lực nợ nần, Daigo nhìn thấy thông báo tuyển dụng. Công việc không giới hạn độ tuổi, không cần kinh nghiệm, thời gian làm việc ít và mức lương cao, nó đã thu hút Daigo nộp hồ sơ.
Người phỏng vấn đã đề nghị mức lương cao nhưng lại không thảo luận nội dung công việc. Vậy là sau một lúc hỏi đáp lòng vòng, vì số tiền quá hấp dẫn, Daigo đã chấp nhận. Ngày đầu đi làm, anh phát hiện mình là nghề khâm liệm người chết và phải cắn răng chịu đựng.
Anh bắt đầu bằng việc khâm liệm một xác chết phụ nữ qua đời được 2 tuần bắt đầu phân hủy. Và sau đó là khâm liệm hàng loạt tử thi khác. Anh giấu vợ về nghề nghiệp mới, còn vợ anh thì nghĩ rằng chồng đang làm nghề tổ chức đám cưới.
Khi vợ phát hiện ra sự thật, vì quá sợ hãi, cô đã tạm rời xa anh. Dù vậy, trong quá trình làm việc, Daigo nhận ra được ý nghĩa cuộc sống biết trân trọng hơn. Đến cuối phim, Daigo thực sự chấp nhận nghề nghiệp này.
Khó khăn như thế nào là đủ để biến một nghề mà bạn không thích trở thành nghề nghiệp mà bạn thích? Tôi nghĩ sẽ phải mất một thời gian, đến một lúc nào đó bạn mới nhận ra được ý nghĩa của công việc mà mình đang làm.
Đó là khoảnh khắc bạn bắt đầu yêu nghề nghiệp của mình hơn.
Đối với nhà tâm lý học David Alkind, tam giác vàng của cuộc sống chính là yêu, làm việc và vui chơi. Ông nói rằng, một cuộc sống tốt là được làm trong lĩnh vực mà bạn yêu thích. Khi còn nhỏ, chúng ta có thể làm điều này dễ dàng, nhưng khi lớn rồi, chúng ta sẽ mất đi đam mê đó sau một vài cú va chạm trong đời.
Đây cũng là nguồn gốc của sự bất hạnh trong cuộc đời của nhiều người. Và hiểu lầm lớn nhất của chúng ta về cuộc sống hạnh phúc chính là chấp nhận sự sắp đặt của số phận, như thể không cách nào giải quyết được khó khăn và những gì ta có thể làm là chờ may mắn đến.
"Bạn thực sự sinh ra để hưởng vinh hoa này", "Người này sinh ra từ vạch đích rồi"… chúng ta thường nói những câu ghen tị với sự may mắn của người khác. Nhưng ít ai nghĩ rằng, mọi sự thành công đều đến từ sự nỗ lực chứ không phải may mắn.
Sự giàu có, thành tựu và hào quang của một người có thể có yếu tố may mắn, nhưng hạnh phúc, tình yêu và sự chăm chỉ của họ không phải là "vô tình gặp phải" mà là sự rèn luyện.
Cũng giống như Daigo trong câu chuyện trên, điều mà anh "vô tình gặp phải" là một công việc anh không yêu thích. Nhưng sau khi cảm nhận được ý nghĩa của công việc này, anh lại rèn luyện hết lòng và lại yêu nghề hơn.
Ai cũng mong có được một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, để có được điều đó thì cần có sự vun đắp và khả năng quản lý tốt.
Khả năng quản lý cuộc sống quan trọng có thể được tóm tắt thành 3 loại:
- Cơ hội: Tạo cơ hội cho phép chúng ta tiếp tục khám phá những điều mới và có thêm niềm vui trong cuộc sống.
- Khả năng: Củng cố khả năng để chúng ta nỗ lực hết mình, kiểm soát cuộc sống và công việc, từ đó đạt được thành tựu.
- Giá trị: Việc củng cố các giá trị của bản thân cho phép chúng ta từ chối mọi loại cám dỗ, tập trung vào lĩnh vực đam mê và tìm thấy sự bình an, hài lòng.
Một chân lý của cuộc sống là: Sở thích tạo ra hạnh phúc, làm việc chăm chỉ tạo ra khả năng và cơ hội giúp bạn khám phá các lĩnh vực đam mê.
Lấy Daigo là một ví dụ. Ban đầu anh không quan tâm đến công việc là gì, nhưng anh làm việc chăm chỉ và dần tìm thấy được một ý nghĩa nhất định, và cuối cùng nảy sinh sự quan tâm, yêu thích công việc này.
Có lẽ công việc hiện tại không mang lại cho bạn hạnh phúc trọn vẹn, nhưng phát triển sự nghiệp hiện tại vẫn là một cách để bạn nhận thức được bản thân, cuộc sống của mình.
Mọi nghề nghiệp và vị trí làm việc là một quá trình cần thiết để chúng ta không ngừng nâng cao mức độ thích ứng với cuộc sống.
Nếu cảm thấy chán công việc hiện tại, bạn nghỉ việc mà không nghĩ đến vấn đề thích nghi hay thay đổi bản thân mà đã vội nhảy việc, bạn sẽ sớm gặp lại tình trạng chán việc và rơi vào vòng luẩn quẩn đó.
Khi bạn không thể xác định ước mơ của mình trong thời điểm hiện tại thì hãy kiên định với sự nghiệp đang có để bản thân nỗ lực vươn tới đỉnh cao. Mọi điều tích lũy trong quá trình làm việc sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh để bạn hiện thực hóa giấc mơ của mình.
(Nguồn: Zhihu)
Pháp luật và bạn đọc