Có một đàn em khóa dưới hỏi tôi một câu hỏi như này, anh thấy là thế nào để tránh trở thành một người bình thường?
Câu hỏi này bỗng nhiên chọc đúng tim đen của tôi. Giả sử nếu là vài năm trước, tôi có thể sẽ balabala ngồi nói đủ các thể loại phương pháp luận, nhưng hiện tại, tôi ngược lại lại phát hiện ra một vài trí tuệ đằng sau hai chữ "bình thường" ấy.
Chẳng hạn như rất nhiều khi, quá gắng sức thường sẽ chỉ tạo ra một cục diện "dục tốc bất đạt" mà thôi.
Có một khoảng thời gian tôi bị mất ngủ rất nghiêm trọng, dù có lên giường trước 12h thì cũng không thể nào chợp mắt, cứ trằn trọc lăn đi lăn lại trên giường.
Tất cả các loại hiện thực, ảo ảnh và kí ức cứ xoay vần trong đầu tôi, khó khăn lắm mới có thể thở chậm lai, thì đột nhiên tôi nghe thấy một vài âm thanh cực kỳ nhỏ, và thần hồn tôi lại bị cuốn đi.
Dày vò mãi tới 3,4h sáng mới ngủ được, rồi 7h sáng lại phải dậy đi làm. Không nói cũng biết sắc mặt tôi khó coi tới như nào. Những tháng ngày đó quả thực là nằm đếm cừu đếm đến khi cừu già mà vẫn chưa ngủ được!
Nào là cố gắng hít thở thật sâu, thiền, tinh dầu hỗ trợ giấc ngủ hay thuốc Đông y, tất cả đều không có tác dụng với tôi.
Lúc đó tôi còn mua một cuốn sách nước ngoài có tên "Cách mạng giấc ngủ", trong sách nói: "Có thể kiểm soát được giấc ngủ mới có thể kiểm soát được cục diện tốt hơn".
Hay lắm, trước khi đi ngủ đọc phải mấy câu đó, tự dưng bị hẫng: "Thôi, thế này là mất kiểm soát rồi, phải làm sao bây giờ, không được, mình phải cố gắng ngủ…" Kết quả là lại càng mệt mỏi hơn.
Bực mình hơn là tình trạng này chỉ xuất hiện trong những ngày phải đi làm, cứ đến ngày nghỉ là lại một phát ngủ được ngay.
Sau này, một người bạn cũng từng bị như tôi, đã chia sẻ với tôi một phương pháp cực kì đơn giản: trước khi đi ngủ khoảng nửa tiếng, đừng viết lách hay xử lý những công việc rất cần đến não là được.
Thần kỳ là, đúng "thuốc" rồi thì bệnh tự khỏi.
"Sáng cậu đi làm, ban tối thì cậu ngồi viết lách, thời gian làm việc lâu, cậu duy trì trạng thái sử dụng trí não cường độ cao trước khi đi ngủ cả ngày thì điều đó sẽ tự nhiên được phản ánh qua giấc ngủ của cậu thôi", cậu bạn tôi phân tích.
Tôi đã quen với việc bận rộn trong một thời gian dài, tự cho mình còn trẻ còn khỏe, nhiệt huyết, sức khỏe đầy mình, là kiểu có thể 365 ngày làm việc không ngừng nghỉ, thỉnh thoảng nghỉ một vài ngày lại thấy bất an kiểu "thôi chết, không thể lãng phí thời gian được, nên làm cái gì đó đi chứ nhỉ!"
Mà quên mất cái đạo lý đơn giản rằng "phàm là làm gì, cũng cần có cái "độ", dục tốc thì bất đạt".
Lúc trước tôi có thói quen trước khi đi ngủ xem một vài video để thư giãn, nhưng kể từ khi bước vào con đường viết lách, ý thức về nội dung dường như trở thành một phản xạ có điều kiện, xem một chương trình truyền hình thực tế nào là lại muốn chọn đề tài, xem được đoạn hội thoại thú vị nào đó là lập tức ghi lại để làm tài liệu, rất khó để toàn tâm toàn ý xem để giải trí đích thực.
Hiện tại, trước khi đi ngủ, tôi sẽ giảm bớt độ sáng của đèn, dành ra 10 phút để "ngơ người".
Để lại một chút khoảng trống giữa những bận rộn, dành thêm không gian cho bản thân để hồi phục năng lượng.
Dẫu sao thì có những chuyện dù tích cực, khi đã qua rồi thì cũng sẽ chẳng còn tác dụng gì nữa.
Những người bạn thân thiết với tôi thì đều biết rằng tôi thích đầu tư vào bất động sản, tôi đã mua vài căn cả trong và ngoài nước.
Khi nói chuyện với các bạn, phần lớn họ đều có một nhận thức chung là: mua nhà, cái chuyện này, rất dễ bị đắm chìm vào quá mức.
Trang báo mạng Nhân Dân của Trung Quốc từng đưa tin về một trường hợp một nhân viên của một công ty ở Thâm Quyến nước này vừa mua một căn nhà 600 vạn tệ (khoảng 21 tỷ đồng) thì bị đuổi việc, nhà có hai con nhỏ, vợ ở nhà làm nội trợ, nếu mà nhà không còn một chút tích lũy nào, vậy thì quả thực là sẽ rất thảm.
Những trường hợp như này thực ra không hiếm gặp.
Tôi quen một người bạn, rõ ràng trong tay chỉ có 300 triệu, nhưng nhất định muốn nó "phát huy" ra thành 1 tỷ, cậu ấy thử đủ mọi hình thức, vay kết hợp, vay thế chấp, vay tiêu dùng, nhờ người thân, vay bạn bè… để mua bằng được căn nhà 1 tỷ thì thôi.
Hình thức này, trông thì có vẻ như là một khoản đầu tư cố định, nhưng trên thực tế, nó lại là một rủi ro rất lớn với dòng tiền.
Trước tiên, bỏ hết mọi dòng vốn vào trong một sản phẩm đầu tư, điều này sẽ dẫn đến áp lực rất lớn nếu xảy ra một xáo trộn nho nhỏ nào đó.
Thậm chí còn có người mua nhà ở cùng một khu, vượng thì cùng vượng, mà sập thì cùng sập luôn cả thể, ngày nào cũng phải cắm đầu vào quan sát động thái thị trường.
Tâm thái cứ như vậy mà bị mấy căn nhà ràng buộc, bí bách.
Tiếp theo, đầu tư bất động sản so với đầu tư cổ phiếu, có hai khác biệt quan trọng.
Thứ nhất là thanh khoản
Chu kỳ để nhà cửa đem lại giá trị thực tế là rất dài, không giống như cổ phiếu có thể được bán bất cứ lúc nào. Từ khi bỏ vốn đến khi nhận được tiền phải mất 2-3 tháng, và một căn nhà không dễ sang tay, có khi phải mất đến nửa năm.
Thứ hai là nợ nần
Bản chất của nợ nần cũng giống như đòn bẩy vậy, bạn phải hiểu được rằng một khi bạn không trả được các khoản nợ thì nó đồng nghĩa với việc gì.
Hãy để dành tiền dự bị cho ít nhất là một năm trong tài khoản của bạn để đảm bảo rằng chất lượng cuộc sống và chi phí hàng ngày của bạn không bị ảnh hưởng, nếu không, tư tưởng của bạn sẽ sụp đổ nếu dòng tiền của bạn bị cắt đứt. Khi tâm lý sụp đổ, mọi thứ phía sau sẽ nổ ầm ầm như quân cờ domino vậy.
Tôi có một người bạn với tổng tỷ lệ nợ vượt quá 90%, nhưng cậu ấy vẫn rất thản nhiên nói rằng, một nhà kinh tế học có tên Wu Xiaobo từng nói, người trẻ là phải dám vay ngân hàng.
Nhưng trên thực tế, Wu Xiaobo cũng làm rõ ràng: "Theo quan điểm của tôi, tỷ lệ nợ 50-70% là an toàn."
Người xưa có câu: "động bất vi thời, tài bất quá dụng", ý muốn nói, làm việc phải xem thời điểm, tiền bạc cũng đừng lạm dụng dùng quá.
Nợ vừa phải, nợ có mục đích chính đáng là chuyện tốt, nhưng đừng quá, nếu không thì chỉ một xáo trộn nhỏ nhoi thôi cũng có thể đẩy bản thân vào bước đường cùng, dù mục tiêu có đẹp đẽ tới đâu, cũng khó mà có thời gian để trân trọng những phong cảnh bên đường.
Vài năm nay, tôi có một cảm ngộ vô cùng sâu sắc rằng: nếu một việc nào đó, bạn đầu tư quá nhiều thời gian cho nó, đó hoàn toàn không phải một hiện tượng tốt đẹp gì.
Ở nước ngoài, có một luật an toàn giao thông quy định rằng bạn cần dừng lại và nghỉ ngơi ít nhất 20 phút sau khi lái xe liên tục trong 4 giờ, không chỉ tinh thần con người cần được điều chỉnh mà các bộ phận trên xe cũng cần được điều chỉnh kịp thời.
Có số liệu cho thấy gần ¼ số vụ tai nạn giao thông xảy ra là do lái xe mệt mỏi.
Ngay cả những người yêu thích lái xe cũng sẽ không thể tránh được tình trạng kiệt sức sau một thời gian dài lái xe.
Quy luật này, dù có đặt trong trường hợp nào thì nó cũng vẫn luôn luôn đúng.
Nghiêm túc nghĩ lại thì những chuyển biến không tồi trong cả việc chính và nghề phụ của tôi, đều xuất hiện khi tôi ở trạng thái "còn thừa năng lượng".
Ngược lại khi tôi bận rộn cả ngày thì lại không có quá nhiều đột phá. Một ngày kết thúc, lại còn tự hào an ủi mình "ôi, hôm nay mình bận thế, hôm nay mình làm việc hiệu suất thế" rồi từ từ chìm vào giấc ngủ.
Không quá đắm chìm vào một việc cụ thể, mới có nhiều thời gian đi suy nghĩ, đi học hỏi.
Rất nhiều chuyện không thể được hoàn thành chỉ sau một đêm, nó bắt buộc phải cần tới sự tích lũy, phải đặt bản thân trong chế độ kháng chiến lâu dài, ngày nào cũng giữ được thái độ nhiệt huyết là điều không thể.
Phải biết dành thời gian để nghỉ ngơi, rồi hãy quay lại để tiếp tục.
Trong các cuộc đua đường dài, có một hình thức chạy nổi tiếng tên là chạy Faktlek. Chẳng hạn như bạn chạy 10km, trước tiên bạn có thể chạy chậm, đến khi thở hổn hển rồi hãy chuyển sang đi bộ nhanh, cứ như vậy xen kẽ nhau mà làm. Khi bạn khỏe hơn, hãy chuyển sang chạy tốc độ trung bình + chạy nhanh, sau đó điều chỉnh trở lại chạy chậm + đi bộ nhanh theo phản ứng của cơ thể.
Phương pháp chạy này giúp loại bỏ đáng kể cảm giác mệt mỏi và nhàm chán, là phương pháp tập luyện rất cổ điển trong môn chạy đường dài.
Vì vậy, hãy cố gắng hết sức để không để mình rơi vào tình trạng kiệt quệ.
Có thể làm những việc không cần hữu ích nhưng thú vị một cách thích hợp.
Trước đó, cuối tuần tôi thường về nhà, rồi ngồi lì trong nhà suốt 2 ngày để làm việc, còn hiện tại, tôi tìm thấy một vài con mèo hoang gần nhà mình, tôi thích đi dạo 1-2 lần một ngày, mang theo một số thức ăn và nước cho mèo rồi chơi với chúng, nửa tiếng sau quay lại làm việc, hiệu quả cao hơn rất nhiều. Ngoài ra, tôi cũng sẽ dành thời gian xem phim vào cuối tuần.
Cuộc sống không phải cuộc chiến, lúc nên ngớ ngẩn hãy ngớ ngẩn một chút, lúc nên vui chơi thư giãn thì hãy vui chơi thư giãn, bận rộn mà không có nghỉ ngơi, không có chút rảnh rỗi bên trong thì chẳng khác nào miếng thịt mà không được ướp muối, nhạt nhẽo lắm!
Lý Giai Kỳ, người được mệnh danh là ông hoàng son môi của Trung Quốc, một hiện tượng bán hàng online của Trung Quốc trong vài năm trở lại đây khi mà bán hàng trực tuyến trở nên phổ biến trong một buổi phỏng vấn với báo giới từng chia sẻ rằng mình đọc hết tất cả bình luận của cư dân mạng.
Phóng viên sau khi nghe xong liền hỏi anh khi đối mặt với những bình luận tiêu cực, có khi nào cảm thấy áp lực rất lớn, cần phải giải tỏa hay không.
Lý Giai Kỳ đáp: "Bình luận có khó nghe tới đâu thì 5 phút sau tôi cũng sẽ quên hết. Tôi sẽ không để chúng trong lòng, tôi sẽ chỉ nghĩ tới việc làm hết sức mình, làm cho tốt, để những antifan kia trở thành fan của mình."
Tôi của hiện tại vô cùng khâm phục tư tưởng này của Lý Giai Kỳ. Không biết bạn có phát hiện ra không, ở những người ưu tú đều có chung một đặc điểm, đó là dù họ cũng có hỉ nộ ái ố, nhưng họ sẽ không tùy tiện động đến hay làm hao mòn cảm xúc của mình, càng không khuếch đại hóa cảm xúc cá nhân của mình.
Trong một cuốn tiểu thuyết nước ngoài có tên "Nửa đời trước của tôi", nhân vật Đường Tinh là bạn của nữ chính, sau khi nữ chính bị chồng bỏ, Đường Tinh chạy vạy khắp nơi giúp nữ chính tìm việc, tìm nơi ở, cố gắng hết sức để giúp nữ chính. Khi nữ chính suy sụp, chán chường, Đường Tinh sẽ nhắc nhở cô:
"Mỗi ngày than vãn kể khổ không được quá 10 phút!"
Cảm xúc quá tiêu cực sẽ ăn mòn cảm xúc tổng thể của một người. Cứ gặp chuyện không thuận lợi là lớn tiếng rồi làm loạn, không thì cũng tìm một người bạn để trút, không chỉ không giải quyết được vấn đề, mà ngược lại còn tô đậm hơn mảng xám bên trong cảm xúc.
Mỗi khi tiêu hao đi một chút năng lượng, bạn sẽ chìm đi một chút, và sẽ lại mất đi một chút kiểm soát với cuộc sống.
Đừng tự làm hao mòn đi sức lực, tiền bạc, thời gian và cả cảm xúc của mình, điều chỉnh cho tốt tâm thái, bạn mới có thể thuận lợi lên dốc.
Cũng giống như một món đồ ngon vậy, có ăn nhiều thì cũng chỉ đến thế mà thôi, ăn uống ấy mà, no 7 phần là tốt nhất!
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị