Bạn không nên làm doanh nhân, nếu có 6 điều này

07/12/2021 12:15
Bạn không nên làm doanh nhân, nếu có 6 điều này

Thế nhưng, an toàn không xuất hiện nếu không có hiểm nguy, những biện pháp phòng tránh sẽ không sinh ra nếu không có tai hoạ. Giống với Apple, khi mà Steve Jobs là một người nổi loạn, có tính cách khác biệt, nhưng ông đã thay đổi phần nào thế giới.

Trở thành doanh nhân đồng nghĩa với việc trở thành một người đi ngược lại với đa số xã hội, nhìn thấy những khiếm khuyết và chấp nhận làm những công việc vất vả để biến ước mơ thành hiện thực.

Các cụ xưa có câu "Phi thương bất phú", ai rồi cũng muốn làm kinh doanh, ai cũng muốn trở thành doanh nhân thành đạt. Tuy vậy không phải ai cũng đáp ứng điều kiện cần và đủ để trở thành một doanh nhân. Số người ước mơ trở thành doanh nhân luôn nhiều hơn những người dám làm mọi thứ để biến ước mơ thành hiện thực.

Vậy đâu là những dấu hiệu cho thấy bạn không đủ tố chất để trở thành một doanh nhân? Nếu bạn có chúng và muốn làm kinh doanh, hãy thay đổi và cải thiện bản thân:

1. Chỉ thích làm việc theo chỉ dẫn của người khác

Trên thế giới có 2 loại người, thứ nhất là những người dẫn đầu, những người lãnh đạo, thứ hai là những người luôn đi theo, nghe lệnh của những người dẫn đầu. Bạn là ai?

Nếu bạn cảm thấy thoải mái sống cuộc đời "anh chỉ tôi hướng", có lẽ việc kinh doanh không dành cho bạn. Nếu trong tâm trí bạn chỉ có một chút khát khao muốn dẫn đầu, những ý tưởng và ý định bạn muốn giao cho người khác thực hiện, đó có thể là dấu hiệu khởi đầu của một doanh nhân.

2. Chỉ thích làm những việc để hoàn thành ước mơ của người khác

Nhà đầu tư Farrah Gray từng nói: "Hãy xây dựng ước mơ của riêng bạn hoặc sẽ có người khác thuê bạn xây ước mơ của họ". Bạn muốn lựa chọn làm thứ nào?

Có thể bạn sẽ cống hiến cả cuộc sống của mình để xây dựng ước mơ của người khác. Điều này không sao cả, có rất nhiều người thấy con đường này dễ dàng và thuận lợi hơn với họ. Cha mẹ là ví dụ điển hình khi họ làm mọi thứ để chúng ta theo đuổi được ước mơ. Giáo viên khi họ cống hiến thời gian giảng dạy để giáo dục lớp trẻ.

Giúp người khác xây dựng ước mơ của họ không có gì sai, thế nhưng nếu bạn có giấc mơ của chính mình, hãy thực hiện nó bằng mọi giá.

3. Không thích làm những công việc nặng nhọc

Kinh doanh, khởi nghiệp luôn gắn liền với khối lượng công việc lớn không còn giờ làm việc 8 tiếng. Nó là việc đối mặt với những thứ bất ổn, khó khăn mà người bình thường chẳng bao giờ dám nghĩ tới.

Việc kinh doanh chẳng hề nhẹ nhàng, con người được tạo ra để làm những công việc phức tạp. Khi hoàn thiện được, chắc hẳn bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.

Người ta vẫn thường nói rằng "làm việc thông minh chứ đừng làm việc chăm chỉ", thực tế là bạn vừa cần làm việc chăm chỉ và vừa phải thông minh trong công việc thì mới mong gặt hái thành công. Làm kinh doanh không phải dành cho những người thông minh, nó còn cần sự chăm chỉ cao độ nữa.

4. Luôn hòa hợp với mọi người trong cuộc sống

Hãy thống kê những mối quan hệ của bản thân, bạn có gặp rắc rối với ai không? Đã bao giờ cãi nhau hay gặp vấn đề về tình cảm chưa? Nếu không, bạn thuộc tuýp người an phận, không thích gây hấn với người khác và đó không phải là thứ mà một doanh nhân nên có.

Những người doanh nhân có các mối quan hệ rất phức tạp, nó ẩn chứa nhiều hỉ nộ ái ố nhiều hơn bình thường. Những người làm kinh doanh thường vượt qua giới hạn giao tiếp xã hội thông thường. Như Fortune từng nói, nếu muốn tìm một đứa trẻ có tính cách doanh nhân, hãy tìm một đứa ngỗ nghịch thích phá quấy ngày này qua ngày khác.

Làm kinh doanh đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với nhiều đối thủ khác nhau, thách thức khác nhau. Nếu cứ an phận, bạn sẽ đi tới đâu?

5. Cảm thấy mọi thứ xung quanh mình đều ổn

Bạn thấy thế giới xung quanh mình thế nào? Mọi thứ có ổn không hay có những thứ có thể thay đổi, cải thiện để tốt hơn? Góc nhìn cuộc sống cũng là một đặc tính mà người làm kinh doanh cần có. Nếu bạn nhìn thấy thứ có thể thay đổi, thứ có thể cải thiện, đó chính là cơ hội để bạn làm kinh doanh. Thế giới không hoàn hảo, ai cũng biết điều đó và nó cần những người làm kinh doanh để ngày một hoàn thiện nó hơn.

Elon Musk không hài lòng với cách mà người ta thanh toán online, và thế là PayPal ra đời. Ông không hài lòng với cách mà người ta đối xử với vũ trụ, thế là SpaceX ra đời...

Nhìn lại mọi thứ xung quanh đi, bạn thấy gì? Có gì cần thay đổi không? Nếu không thấy gì, đừng nghĩ đến chuyện làm kinh doanh. Nhưng nếu thấy nó có quá nhiều vấn đề và có thể giải quyết được, xin chúc mừng!

6. Thích sự an toàn

Chúng ta thích những thứ an toàn, lựa chọn chắc chắn, những khoản đầu tư không rủi ro... Tất nhiên, mọi thứ đó đều thật tốt, thế nhưng bạn quên đi rằng rủi ro là thứ cần thiết và rủi ro lớn thì lợi nhuận càng cao. Những thứ mới mẻ hiện đại thường có xu hướng tạo sự an toàn cho người dùng và bỏ qua mọi hiểm nguy có thể có.

Thế nhưng, an toàn không xuất hiện nếu không có hiểm nguy, những biện pháp phòng tránh sẽ không sinh ra nếu không có tai hoạ. Giống với Apple, khi mà Steve Jobs là một người nổi loạn, có tính cách khác biệt, nhưng ông đã thay đổi phần nào thế giới.

Thế giới đang tạo cảm hứng cho những người làm kinh doanh, với những người không có tố chất làm kinh doanh, họ sẽ thấy mọi thứ tốt lắm rồi.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 23/11/2024