80% năng lực, thực ra đều là vấn đề của thái độ: Hời hợt thì cuộc đời bạn cũng 'thế thôi'

13/03/2021 07:30
80% năng lực, thực ra đều là vấn đề của thái độ: Hời hợt thì cuộc đời bạn cũng 'thế thôi'

Khi bạn lựa chọn thái độ hời hợt, cuộc đời bạn cũng sẽ “chỉ đến thế mà thôi”. Phàm là chuyện gì cũng đối đãi với một thái độ hời hợt kiểu “thế thôi là được rồi”, cuộc đời bạn sẽ kém xa so với người khác rất nhiều.

Rất nhiều fan của một hãng tương ớt nổi tiếng của Trung Quốc có tên Laoganma phản ánh với truyền thông của nước này rằng, kể từ sau khi người sáng lập Tao Huabi nghỉ hưu, Laoganma đã không còn được như trước nữa.

Chuyện gì đã xảy ra?

Thì ra, trong suốt 20 năm  lãnh đạo của mình, người sáng lập Tao Huabi luôn dùng ớt đặc sản của vùng nông thôn Quý Châu để làm nguyên liệu sản xuất tương ớt của mình, bởi lẽ ớt Quý Châu có vị ngon, ăn rất cay, rất đặc biệt, giá thành cũng rất đắt đỏ.

Con trai bà sau khi tiếp quản công ty lại cho rằng ớt ở đâu mà chả như nhau, dùng loại ớt nào chả được, vì để giảm chi phí sản xuất, con trai bà đã đổi sang dùng ớt của vùng Hà Nam.

Kết quả, tương ớt làm ra từ ớt Hà Nam sau khi được tung ra thị trường đã bị nhiều người tiêu dùng lâu năm của hãng phản ánh rằng mùi vị không còn được như trước, chất lượng ngày một xuống dốc.

Laoganma đành nhanh chóng quay trở lại dùng ớt Quý Châu để cứu vớt thương hiệu.

Đời người ấy à, cũng giống như tương ớt Laoganma vậy, trông thì tưởng là "như nhau", "thế thôi cũng được" nhưng thực ra lại khác biệt vô cùng nhiều.

80% vấn đề liên quan tới năng lực, thực ra đều là vấn đề của thái độ: Xác định cả đời tầm thường vì suy nghĩ  thế thôi cũng được  - Ảnh 1.

01

Đời người, thường bị hủy ở câu "thế thôi cũng được"

Kazuo Inamori từng nói: "Người sống thế nào cũng được và người nghiêm túc sống, họ khác nhau rất nhiều"

Trông thì tưởng là như nhau, nhưng thực ra lại "khác nhau rất nhiều".

Một đồng nghiệp cũ dạo vừa rồi liên lạc với tôi, kể chuyện ở công ty cũ, nói là anh T., cán bộ lão thành ở bộ phận cũ của tôi bị bên nhân sự bắt nghỉ việc rồi.

Nguyên nhân là bởi bộ phận có một dự án quan trọng giao cho anh T. phụ trách.

Giai đoạn cuối dự án, bên A phát hiện ra trong báo cáo mà anh ấy gửi sang, có một vài số liệu không đúng. Gọi điện hỏi anh ấy xem xảy ra chuyện gì, anh ấy nói số liệu là tra ở trên mạng, không biết nguồn, nhưng thấy mọi người đều dùng nên "cứ lấy dùng thế thôi".

Bên A sốt ruột, thoạt nhìn tưởng số liệu đó không quan trọng, nhưng nó lại ảnh hưởng tới cả quá trình nghiên cứu dự án. Số liệu cơ bản không có nguồn gốc rõ ràng, cả dự án tất nhiên sẽ không đáng tin cậy.

Sai một li, đi một dặm.

Họ không còn thời gian để chứng thực lại số liệu nên chỉ đành cứ thế nộp lên cho cấp trên.

Cứ như vậy, anh T. bị đuổi việc.

Là một nhân viên lâu năm, nếu để ý và nghiêm túc hơn cho công việc một chút, anh ấy hoàn toàn có thể lên quản lý.

Giờ thì bỗng nhiên bị cho nghỉ việc, con đường tương lai trước mắt vẫn chưa rõ sẽ đi ra sao.

Đồng nghiệp cũ khi kể chuyện, bất lực nói: "Nếu ngay từ đầu anh ấy nghiêm túc một chút, cũng không đến nỗi xảy ra chuyện lớn như này."

Thì ra, khi dự án tới tay được vài tuần, anh ấy cũng đã phạm phải kha khá lỗi nhỏ.

Bảo anh ấy nộp các mẫu đơn tài chính, không sai lỗi nọ thì mắc lỗi kia.

Anh ấy luôn nói: phiên phiến thôi là được rồi, ai mà lật ra xem chi tiết cơ chứ!

Bên A cần thẩm tra tài liệu, anh ấy đi tìm bừa về rồi gửi cho người ta tin có tin không.

Anh ấy lại nói: Thế thôi là được rồi, ai biết họ có giở ra xem hay không!

Hết chuyện này tới chuyện khác, anh ấy để lại cho bên A ấn tượng thiếu chuyên nghiệp, và cũng tự mình chặt đứt con đường sự nghiệp của mình.

Hậu quả nghỉ việc không phải là cái họa tự nhiên vô vào đầu, mà là kết quả của vô số những lần "thế thôi là được", "phiên phiến thôi" của anh ấy.

Khi đi học, thế thôi là được…

Khi tìm công việc, thôi công việc này cũng tạm được…

Khi làm việc, thôi làm phiên phiến thế thôi, không ai xem kĩ đâu…

Khi tìm đối tượng, thôi thế thôi cũng được…

Tới tuổi kết hôn, ở thế thôi cũng được…

Cả đời, thế thôi cũng được rồi…

Khi bạn lựa chọn thái độ hời hợt, cuộc đời bạn cũng sẽ "chỉ đến thế mà thôi".

Phàm là chuyện gì cũng đối đãi với một thái độ hời hợt kiểu "thế thôi là được rồi", cuộc đời bạn sẽ kém xa so với người khác rất nhiều.

80% vấn đề liên quan tới năng lực, thực ra đều là vấn đề của thái độ: Xác định cả đời tầm thường vì suy nghĩ  thế thôi cũng được  - Ảnh 2.

02

Khoảng cách giữa người với người: kém 1 li, xa vạn dặm

Tôi từng làm sale dây mạng cho một công ty nọ.

Trong hợp đồng mua bán của chúng tôi, có một mục là mục tính khả dụng, nó quyết định tính ổn đinh trong đường truyền của dây mạng mà khách hàng dùng. Có nhà cung cấp đảm bảo tới 99.99% độ khả dụng, nhưng có những nhà cung cấp chỉ đảm bảo 99%.

99.99% và 99%, dù mức độ khả dụng kém nhau chưa tới 1%, nhưng giá cả lại chênh lệch nhau tới mấy lần.

Tỷ lệ đường truyền 99,99% có nghĩa là 9999 giờ phải được đảm bảo khả dụng trong quá trình sử dụng tích lũy đường truyền trong 10.000 giờ và chỉ 1 giờ có thể bị lỗi.

Tỷ lệ đường truyền 99% có nghĩa là trong 10.000 giờ sử dụng tích lũy của đường truyền, 9900 giờ phải được đảm bảo khả dụng và có 100 giờ không được đảm bảo.

1h và 100h, chỉ khác nhau 99h thôi mà!

Nhưng bạn biết không?

Đối với các nhà sản xuất game, họ theo đuổi sự ổn định mạng cực cao, và kết quả mà nó mang lại rất khác.

Nếu một nhà sản xuất game thuê đường truyền 99% khả dụng để tiết kiệm chi phí mua, nó sẽ gặp nhiều lỗi hơn so với đường truyền 99,99%, khiến công ty game mất vô số người dùng và mất hàng chục triệu doanh thu.

Chênh lệch 0,99% trông thì "như nhau", chả khác nhau là mấy, nhưng thực ra lại khác nhau vô cùng vô cùng nhiều.

Ban đầu, hai người cũng không khác nhau là mấy, một người ôm trong mình thái độ "thế nào cũng được", làm một việc tới mức độ "thế thôi", và đạt được 60% kết quả. Người còn lại, yêu cầu cao hơn, làm tốt hơn một chút và được 70% kết quả.

Lần tiếp theo là một dự án quan trọng, lãnh đạo chỉ được giao cho một người, vậy thì tỷ lệ người 70% được chọn tất nhiên sẽ cao hơn.

Người thứ hai cứ như vậy mà có được cơ hội. Cơ hội lần này lại đem lại cho anh ta rất nhiều cơ hội để rèn luyện và trải nghiệm. Và trải nghiệm này lại hoàn toàn có thể mang lại cho anh ta nhiều cơ hội, tài nguyên, nguồn lực hơn nữa sau này.

Một vòng tuần hoàn thuận lợi cứ như vậy được bắt đầu.

Và cho tới sau này, hai người cũng dần dần không còn là hai người như nhau như ngày xưa nữa, mà sẽ là sự khác biệt giữa một người bình thường và một cao thủ.

Lượng biến có nhỏ tới đâu, rồi cũng sẽ sinh ra chất biến.

80% vấn đề liên quan tới năng lực, thực ra đều là vấn đề của thái độ: Xác định cả đời tầm thường vì suy nghĩ  thế thôi cũng được  - Ảnh 3.

"Thế thôi cũng được", một ngày nào đó, lại tạo ra một khoảng cách vô cùng lớn giữa người với người.

Kẻ mạnh sẽ ngày càng mạnh, còn kẻ yếu cứ thế ngày một yếu hơn.

Ban đầu, khoảng cách trông cũng "như nhau", không khác nhau là bao, nhưng chính thái độ và hành động lại dần dần kéo dãn cái khoảng cách ấy ra.

Cũng giống như hai đường ray xe lửa, ở ga đi, chúng gần như đồng hành với nhau, nhưng sau khi trải qua hàng ngàn hàng vạn dặm, dần dần lại trở thành khoảng cách người trời Nam kẻ phương Bắc.

Thế giới này rất công bằng, bạn dùng thái độ nghiêm túc, nỗ lực, hết mình với nó, nó tuyệt đối sẽ không phụ lòng bạn, sẽ cho bạn một cái kết viên mãn.

Chỉ cần bạn nghiêm túc, hết mình cho mỗi một việc, dù là cỏn con nhất, rồi sẽ có một ngày, bạn sẽ trở thành người mà người khác muốn hướng đến.

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 23/11/2024