3 bẫy tư duy đa phần chúng ta mắc phải: Thứ liên lụy bạn, vừa hay chính là năng lực của bạn!

20/01/2021 11:00
3 bẫy tư duy đa phần chúng ta mắc phải: Thứ liên lụy bạn, vừa hay chính là năng lực của bạn!

Trong tư duy của mỗi người đều tồn tại một vài phương thức tư duy sai lầm, chúng vừa hay chính là trở ngại cản trở ta bước tới con đường thành công.

1. Bẫy năng lực

Thứ liên lụy bạn, vừa hay chính là năng lực của bạn. Năng lực là ưu thế, cũng là một cái bẫy.

Đơn giản mà nói thì chính là: khi quá độ từ một người mới sang một người đã lành nghề, bạn sẽ làm việc theo lối mòn như quán tính, dần dần mất đi động lực tiếp tục học hỏi.

Con người ta rất dễ đắm chìm vào việc làm thứ mà mình giỏi, bởi việc mà mình giỏi đem lại cho chúng ta cảm giác thành tựu.

Tại nơi làm việc, những lĩnh vực không quen thuộc với bản thân có thể khiến mọi người trốn tránh theo bản năng và vô tình quay trở lại vùng an toàn của họ. Đây chính là điểm mấu chốt của "bẫy năng lực".

Chúng ta cần không ngừng nhắc nhở bản thân: Có phải bạn trong một thời gian khá dài, luôn chỉ đang làm việc mà mình giỏi? Bạn đã thử qua những phương hướng phát triển khác? Nếu chẳng may công việc mà tôi đang làm bị mất, tôi có thể làm gì khác?

Thêm một kĩ năng mới, bạn sẽ có thêm một cơ hội lựa chọn.

3 bẫy tư duy đa phần chúng ta mắc phải: Thứ liên lụy bạn, vừa hay chính là năng lực của bạn! - Ảnh 1.

2. Bẫy chân thực

Đừng tùy tiện định hình cho bản thân.

Bên cạnh bạn có tồn tại kiểu người "thẳng thắn" hay nói đúng hơn là "vô duyên" hay không? Những người cái mồm đi trước cái đầu, nói mà không suy nghĩ, hở ra là đắc tội với người khác.

Sau khi nói xong, câu cửa miệng của họ luôn là: "Con người tôi là vậy đấy, thẳng tính, mọi người đừng để ý." Ý là tính tôi là vậy đấy, không đổi được, và các bạn bắt buộc phải chấp nhận cái phong cách nói chuyện này.

Rõ ràng là EQ thấp nhưng lại không chịu sửa đổi. Luôn lấy cái mác "cá tính" ra để biện luận, đây không phải "thẳng" mà là lười. Lười để ý tới cảm xúc của người khác, lười đợi lời nói đi qua não trước, lười thay đổi…

Hành vi dán cho bản thân một cái mác cố định, bài trừ hết những khả năng khác đi đó chính là cái bẫy chân thực.

Có một câu chuyện như này: Khi mới tới Đại học Harvard dạy về MBA, Ibella luôn cho rằng học kiến thức trong sách vở là một điều quan trọng, vì vậy mà phương pháp giảng dạy của cô luôn rất truyền thống. Nhưng, những sinh viên tại trường lại tỏ ra chán nản với phương pháp dạy của cô và đánh giá giờ học của cô rất tệ.

Ibella cảm thấy rất buồn, cô đi quan sát cách dạy của những giảng viên được yêu thích khác. Điều khiến cô cảm thấy bất ngờ đó là giờ học của những giáo sư ấy luôn ngập tràn những hoạt động vui chơi tương tác, và các sinh viên đều rất hứng thú với chúng. Cô quyết định thay đổi, thiết kế thêm nhiều hoạt động tương tác thực hành hơn vào bài giảng, bài giảng cũng được xen kẽ thêm nhiều câu chuyện thực tế để thú vị hơn.

Hiệu quả sau đó thu được rất tốt, học sinh đánh giá cao về lớp học của cô hơn. Và một người luôn coi trọng phương thức truyền đạt kiến thức theo kiểu truyền thống như cô cũng đã được làm mới lại nhận thức.

Một Ibella nghiêm túc và một Ibella thú vị, đâu mới là con người chân thực của cô? Thực ra rất khó để phân định. Đối với chúng ta cũng vậy. Dũng cảm tiếp nhận bản thân, đừng tự giới hạn mình, không ngừng đi thử thách, cuộc đời sẽ mở ra rất nhiều khả năng hơn.

3 bẫy tư duy đa phần chúng ta mắc phải: Thứ liên lụy bạn, vừa hay chính là năng lực của bạn! - Ảnh 2.

3. Bẫy chi phí chìm

Quyết định của chúng ta sẽ chỉ ảnh hưởng tới tương lai, chứ không phải quá khứ.

3 tháng trước, chiếc xe ô tô mà bạn đã lái được 8 năm bỗng dưng bị hỏng, hoặc là bỏ ra 3000 đô la Mỹ để sửa nó, hoặc là bỏ nó đi mua một chiếc xe mới, và bạn đã chọn sửa nó.

Nhưng bây giờ, hộp số của nó lại xảy ra vấn đề. Cũng có hai lựa chọn như vậy, nếu sửa, bạn sẽ mất 1500 USD, hoặc là bán nó đi rồi mua chiếc xe mới.

Đồng thời, bạn cũng nhận thức rất rõ được một điều rằng, chiếc xe này sớm muộn gì cũng sẽ vẫn xảy ra vấn đề gì đó, dù tất nhiên là bạn không muốn điều này xảy ra, nhưng cũng chẳng thể làm được gì cả, dẫu sao thì nó cũng đã có tuổi thọ 8 năm rồi.

Lúc này, bạn sẽ làm sao?

Kết quả trắc nghiệm cho thấy, nếu bạn giống với phần đông mọi người, thì bạn sẽ bỏ ra 1500 USD để sửa nó bởi vì nghĩ tới 3000 USD vừa bỏ ra 3 tháng trước để sửa, bạn xót.

Trên thực tế, đây là một lựa chọn ngu ngốc. Cũng giống như ví dụ vừa rồi, con người ta khi đưa ra quyết định thường có xu hướng muốn chứng minh lựa chọn trước đó là đúng, mặc dù lựa chọn trước đó có vô hiệu và bất hợp lý tới đâu đi chăng nữa.

Những lựa chọn và bỏ ra trong quá khứ được gọi là "chi phí chìm", ý muốn nói những sự đầu tư trong quá khứ, bao gồm cả thời gian và tiền bạc, đều là phần vốn mà hiện tại không thể thu hồi lại được nữa.

Chỉ cần suy nghĩ một cách lý tính, bạn sẽ có thể hiểu được rằng: Chi phí chìm và hiện tại không liên quan gì đến nhau, nhưng phần lớn mọi người lại không thể thoát ra được khỏi sự dằn vặt về tâm lý mà nó đem lại, dẫn tới một quyết định sai lầm tiếp theo.

Chúng ta cần phải nhớ rằng: Quyết định của chúng ta sẽ chỉ ảnh hưởng tới tương lại chứ không phải quá khứ. Vì sao chúng ta không sớm thoát ra khỏi quá khứ của mình?

Làm sao để đối phó với chi phí chìm? Khi đưa ra bất cứ quyết định nào, hãy loại trừ tất cả các chi phí chìm (dù là về mặt tâm lý hay kinh tế) một cách có ý thức, vì chúng sẽ cản trở suy nghĩ hiện tại của bạn.

Lựa chọn ra những người không liên quan tới những quyết định trước đó của bạn, lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của họ, bởi họ sẽ không chịu ảnh hưởng từ những quyết định trước đó.

Tự kiểm điểm và thừa nhận sai lầm trước đó của mình, xem xem bản thân đang phải chịu những trách nhiệm gì vì nó.

Luôn nhắc nhở bản thân, quyết định có thông minh tới đâu cũng vẫn có thể đem lại những kết quả không tốt. Ngay cả những người có kinh nghiệm phong phú trong việc đưa ra quyết sách cũng không tránh khỏi được những lúc đưa ra những phán đoán sai lầm.

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 19/03/2024