Tức giận không đáng sợ, cứ im ỉm mới đáng sợ hơn cả: Kìm nén là thứ thuốc độc hại nhất

17/04/2021 14:30
Tức giận không đáng sợ, cứ im ỉm mới đáng sợ hơn cả: Kìm nén là thứ thuốc độc hại nhất

Tức giận là một phương pháp để giải tỏa cảm xúc. Nhưng có những người lại có thói quen kìm cảm xúc của mình, muốn tức giận những vẫn cố nén lại, không chỉ không tốt cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới quan hệ giao tiếp bên ngoài.

Một học trò từng hỏi Vương Dương Minh (một nhà tư tưởng xuất sắc thời nhà Minh, Trung Quốc) rằng: "Một người học về tu hành thì nên nhìn nhận hai chữ "tức giận" như nào?"

Vương Dương Minh nói:

"Con người làm sao có thể không tức giận?

Tức giận là lẽ rất tự nhiên, quan trọng là phải nắm được một vài nguyên tắc.

Thứ nhất là phải có cái "độ", tức giới hạn, thứ hai là phải có trong mình tư tưởng "vật đến ta thuận".

Việc đã qua rồi, tức giận cũng sẽ theo đó mà ra đi, không chấp niệm, cũng đừng cố tình giữ nó lại trong lòng."

Vậy mới nói, tức giận là lẽ thường tình, tâm trạng không tốt, tức giận là một phương pháp để giải tỏa cảm xúc.

Nhưng có những người lại có thói quen kìm cảm xúc của mình, muốn tức giận những vẫn cố nén lại, không chỉ không tốt cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới quan hệ giao tiếp bên ngoài.

01
Kìm nén, phương thức hủy hoại sức khỏe nhanh nhất

Lâm Đại Ngọc trong "Hồng Lâu Mộng" chính là một điển hình của việc kìm nén cảm xúc.

Lâm Đại Ngọc là một cô gái nhạy cảm, đa sầu đã cảm, hay để ý tới suy nghĩ của người khác, luôn giữ lại cảm xúc cho một mình mình.

Trong truyện có một tình tiết như này:

Một lần Lâm Đại Ngọc đến thăm Giả Bảo Ngọc, khi ấy, Tình Văn vì vừa cãi nhau với người khác nên tâm trạng không tốt, nhất định không chịu mở cửa.

Đại Ngọc tưởng Tình Văn chưa nghe ra giọng mình nên lớn giọng nói:

"Là ta, sao vẫn chưa mở cửa vậy?"

Nhưng Tình Văn lúc này hoàn toàn không có tâm trạng mở cửa, đáp lại:

"Ai cũng mặc kệ, nhị gia đã dặn dò không được phép cho ai vào phủ!"

Đại Ngọc nghe xong thất thần, vốn muốn nói thêm điều gì đó, nhưng bỗng nhiên nhớ ra mình chỉ là khách, không có chỗ dựa, đến nha hoàn cũng xem thường mình.

Buồn bã, cô đứng ngoài cửa phân vân, về không được đứng mãi ở đó cũng không xong.

Đúng lúc này, cô nghe thấy tiếng cười của Bảo Ngọc và Tiết Bảo Thoa phát ra từ trong phòng, trong lòng càng tức giận hơn: "Không lẽ Bảo Ngọc giận ta, không cho ta vào?"

Càng nghĩ càng buồn, tủi thân, cô khóc thút thít một mình.

Về tới nhà, cô ngồi trên giường cả đêm, hai tay ôm gối, nước mắt lưng tròng, không nói một câu.

Đại Ngọc như vậy không chỉ một hai lần, cứ chịu đựng kìm nén cảm xúc không chịu giải tỏa ra ngoài khiến thần sắc ngày một yếu kém, cơ thể ngày một trì trệ, ai nhìn cũng xót thương.

Tâm lý học nói, kìm nén cảm xúc là một hành vi tiêu cực, thậm chí mang tính "phá hủy".

Trung y có chỉ ra rằng, "bách bệnh đều đến từ "khí" (cảm xúc), phẫn nộ làm tổn thương gan, ưu sầu làm tổn thương phổi…"

Cảm xúc không vui vẻ, tích cực có thể gây ra rối loạn trong các cơ quan nội tạng, rối loạn hệ thống nội tiết, gây kém ăn, khó tiêu, trầm cảm, về lâu về dài, có thể dẫn đến tăng huyết áp hay bệnh mạch vành.

Cảm xúc của con người có chán nản đến đâu, cuối cùng cũng cần phải được "xả" qua nhiều kênh khác nhau.

Kìm nén cảm xúc buồn bã, tức giận, hay không hài lòng trong một thời gian dài không những không giải quyết được vấn đề, ngược lại càng làm cho mâu thuẫn trở nên trầm trọng hơn, không chỉ gây hại cho sức khỏe của chính mình mà còn là một kiểu tra tấn tinh thần.

Tức giận không đáng sợ, cứ im ỉm im ỉm mới đáng sợ hơn cả: KÌM NÉN là thứ thuốc độc hại sức khỏe nhất - Ảnh 1.

02
Kìm nén cảm xúc, tổn thương tình cảm đôi bên

Rất nhiều khi, tình cảm giữa người với người được xây dựng trên cơ sở trò chuyện, trao đổi và chia sẻ, nhưng khi mâu thuẫn xảy ra, hai bên từ chối ngồi lại nói chuyện, đây là phương pháp không nên áp dụng nhất.

L. và vợ kết hôn đã hơn 10 năm, họ bắt đầu từ "không muốn nói" đến nay thành "không còn gì để nói" với nhau.

Hôn nhân miễn cưỡng tới tận bây giờ, họ chỉ đợi tới khi con tốt nghiệp xong cấp 3 sẽ làm thủ tục ly hôn.

Mâu thuẫn của họ bắt đầu từ vấn đề giáo dục con cái:

Khi con học cấp 2, vợ L. muốn con tập trung hết sức cho việc học, trong khi L. lại muốn nghe theo ý muốn của con, nếu có hứng thú với các môn thể thao vậy thì cũng có thể bồi dưỡng con theo hướng đó.

Vì mâu thuẫn này mà họ thường xuyên cãi nhau, quan hệ vợ chồng cứ thế ngày một xấu đi.

L. vốn là người hướng nội, bình thường nói cũng ít, lúc cãi nhau không nói lại được vợ, nên cứ một mình "ôm cục tức".

Nhiều khi vợ L. cũng muốn làm dịu tình hình, nhưng L. lại không hiểu, không muốn để ý, cứ như vậy hai vợ chồng ngày một xa cách.

Lâu dần, mâu thuẫn vẫn không được giải quyết, cùng sống dưới một mái nhà nhưng đã hơn 1 năm rồi không nói chuyện hay cười với nhau.

Ban đầu chỉ là những việc rất cỏn con, nhưng vì cảm xúc kìm nén trong lòng đã quá lâu, mâu thuẫn lại cứ lần lữa không giải quyết nên hai vợ chồng càng ngày càng "ngấy" nhau, và kết cục là dẫn đến quyết định đường ai nấy đi.

Vậy mới nói, kịp thời giải tỏa, kịp thời chia sẻ, trao đổi với nhau là điều rất quan trọng.

Nói chuyện nói cho rõ ràng, giải tỏa hết những tức giận và sự không vui trong lòng ra vẫn tốt hơn việc dùng sự kìm nén hay im ỉm để xử lý mâu thuẫn.

Trên thực tế, cứ im ỉm, không nói gì chính là đang trừng phạt đối phương, và cũng là đang tự trừng phạt chính mình.

Bất kế là giữa vợ chồng, ba mẹ con cái hay người yêu với nhau, mọi mối quan hệ, càng thân thiết càng cần sự thấu hiểu lẫn nhau, càng cần sự trao đổi để duy trì mỗi quan hệ thật bền vững.

Tức giận không đáng sợ, cứ im ỉm im ỉm mới đáng sợ hơn cả: KÌM NÉN là thứ thuốc độc hại sức khỏe nhất - Ảnh 2.

03
Thay vì kìm nén cảm xúc, chi bằng thay đổi tâm thái

Cách đây không lâu, tôi rủ một vài người bạn đi du lịch, mọi người đều đã đồng ý, và tôi là người đứng lên tìm chọn địa điểm thuê nhà trọ…

Tôi nói muốn lên núi hít khí trời, bạn bè nói lên núi chán ngắt, không có gì hay ho, còn mệt nữa.

Tôi nói hay đi cổ trấn thăm quan, họ lại nói cổ trấn không vui, không náo nhiệt.

Tôi nói hay đi biển, người nói xa quá, người nói đi rồi…

Nói tóm lại, bất kể tôi có đưa ra gợi ý gì thì cũng đều bị bác bỏ, kết quả cuối cùng là cuộc chơi đã bị bỏ ngỏ vì không có tiếng nói chung.

Du lịch vốn dĩ là để thoải mái, để giải tỏa tâm trạng, cuối cùng không những chẳng giải tỏa được cái gì, ngược lại còn ôm thêm cục tức vào thân.

Sau đó, tôi đã xin nghỉ phép một vài ngày, một mình đi biển.

Mặc dù có chút cô đơn, nhưng tự do tự tại, không phải để ý tới ý kiến của ai, ngắm cảnh đẹp, ăn đồ ngon, tâm trạng thoải mái rất nhiều.

Tôi bỗng hiểu ra một điều rằng, ôm lấy cục tức rồi kìm nén nó chẳng khác nào đang trừng phạt mình, thay vì ngồi đó tức giận nhưng không làm được gì, chi bằng thay đổi tâm thái của bản thân, khi suy nghĩ thay đổi, bạn sẽ phát hiện ra, thực ra có rất nhiều chuyện nó vốn dĩ cũng chẳng to tát tới như vậy.

Tức giận không đáng sợ, cứ im ỉm im ỉm mới đáng sợ hơn cả: KÌM NÉN là thứ thuốc độc hại sức khỏe nhất - Ảnh 3.

Có câu: "Con người muốn sống vui vẻ, phải biết cách điều chỉnh bản thân kịp thời."

Điều chỉnh tâm thái, điều chỉnh cảm xúc, mở rộng tầm suy nghĩ, phàm là chuyện gì cũng nghĩ thoáng ra một chút.

Sống ở đời, chuyện không thuận có rất nhiều nhiều, phiền não cũng không thiếu, nhưng có những người cứ luôn tự ràng buộc mình, không cho mình thoát ra khỏi mớ bòng bong đó.

Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán nản không thể thoát ra, nặng trĩu lòng, việc vẫn không được giải quyết, rắc rối vẫn còn ở đó, hãy học cách giải tỏa cảm xúc của mình, học cách trút bỏ những điều tiêu cực trong lòng. Đời còn dài, đừng tự kìm hãm, giam mình trong địa ngục cảm xúc, bạn xứng đáng có một cuộc sống vui tươi và rực rỡ hơn nhiều!

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025