Từ chuyện kẻ ăn mày trở thành ông chủ nhờ được tặng hoa đến chuyện dọn dẹp nhà dịp Tết: liên quan đến không ngờ!

27/01/2020 09:00
Từ chuyện kẻ ăn mày trở thành ông chủ nhờ được tặng hoa đến chuyện dọn dẹp nhà dịp Tết: liên quan đến không ngờ!

Việt Nam và một số nước có phong tục dọn nhà trước Tết và kiêng quét nhà trong suốt dịp Tết để giữ lại "lộc". Tuy nhiên, theo chuyên gia, việc để rác bẩn trong nhà nhiều ngày không phải ý kiến hay.

Tại một số vùng quê, không khó để nhìn thấy hình ảnh đồ đạc lặt vặt nằm rải rác ở sân và bên trong các gia đình nghèo. Trong khi đó, những nhà khá giả lại có xu hướng gọn gàng và sạch sẽ hơn.

Bạn đã bao giờ nghĩ về mối quan hệ nhân quả giữa sự sạch sẽ của không gian quanh nhà và trong nhà với sự thịnh vượng chưa? Rằng liệu người giàu có năng lượng và thời gian để dọn dẹp nên nhà của họ mới sạch hay họ trở nên sung túc hơn vì nhà cửa ngăn nắp? Còn người nghèo vì quá bận rộn kiếm miếng cơm manh áo nên không có thời gian lau dọn? Hoặc vì họ lười làm việc đó nên cuộc sống mới rơi vào bế tắc, nghèo khổ?

Từ chuyện kẻ ăn mày trở thành ông chủ nhờ được tặng hoa đến chuyện dọn dẹp nhà dịp Tết: Tưởng ‘lạc quẻ’ nhưng lại liên quan đến không ngờ! - Ảnh 1.

Dọn dẹp nhà cửa trước Tết Nguyên đán là phong tục ở một số nước châu Á.

Có một thực tế là chỉ cần nhìn vào căn phòng hoặc ngôi nhà, người khác cũng biết được phần nào cuộc sống của bạn ra sao. Sau nhiều năm nghiên cứu, Trường Kinh doanh Harvard đã phát hiện ra một hiện tượng: Những người thành công thường sống trong ngôi nhà sạch sẽ và gọn gàng, còn những người kém thành công thì sống ở nơi lộn xộn và bẩn thỉu. Vậy nên, kết luận của họ là: "Nơi bạn sống là sự phản chiếu của chính bạn".

Việt Nam và một số nước có phong tục dọn nhà trước Tết và kiêng quét nhà trong suốt dịp Tết để giữ lại "lộc". Tuy nhiên, theo quan điểm hiện đại của một số chuyên gia, việc để rác bẩn trong nhà nhiều ngày liên tiếp không phải ý kiến hay. Do đó, dù là trước, trong hay sau Tết, chúng ta nên giữ nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng.

Câu chuyện sau đây sẽ minh họa rõ hơn quan điểm trên:

Một cô gái bán hoa hồng khi nhìn thấy người ăn xin bên vệ đường đã tặng cho anh ta một vài bông hoa và một chút tiền. Người ăn xin sau đó quyết định "nghỉ làm" sớm và trở về nhà.

Anh cắm những bông hoa vào một cái chai và ngắm nghía vẻ đẹp của chúng. Nhưng đột nhiên anh cảm thấy hoa đẹp như vậy không phù hợp với một cái chai cáu bẩn. Vì vậy, anh rửa sạch chai rồi đặt bình hoa sạch lên bàn.

Nhưng anh lại thấy rằng lọ hoa không thể đặt trên một chiếc bàn bẩn nên đã lau dọn bàn gọn gàng. Tiếp tục như vậy, người ăn xin đã dọn dẹp cả căn phòng đi thuê vốn ẩm thấp, bừa bộn của mình, khiến nó trở nên sáng sủa và ấm áp hơn ngày thường rất nhiều.

Trong lúc hân hoan với niềm vui, anh chợt nhìn thấy một thanh niên nhếch nhác trong gương. Ngay lúc đó, anh có suy nghĩ: "Mình không xứng để đứng trong một căn phòng sạch". Cuối cùng, anh tắm gội, cạo râu, thay quần áo sạch và sau đó đưa ra một trong những quyết định quan trọng nhất của cuộc đời: Bỏ nghề ăn xin và tìm việc làm ổn định. Kết quả là sau nhiều năm nỗ lực, kẻ ăn xin năm nào đã trở thành một người thành đạt, tất cả là nhờ sự thay đổi tích cực mà những bông hoa hồng mang lại.

Từ chuyện kẻ ăn mày trở thành ông chủ nhờ được tặng hoa đến chuyện dọn dẹp nhà dịp Tết: Tưởng ‘lạc quẻ’ nhưng lại liên quan đến không ngờ! - Ảnh 2.

Không phải tiền, những bông hoa hồng mới là thứ giúp người ăn xin đổi đời.

Dọn dẹp trông có vẻ như việc lao động chân tay đơn giản nhưng thực tế là nó chứa đựng sự khôn ngoan trong cuộc sống. Môi trường lộn xộn và bẩn thỉu đại diện cho sự tích lũy năng lượng tiêu cực. Ngược lại, môi trường trong lành sạch sẽ có thể khiến tâm trạng của bạn tốt hơn, thậm chí giúp giải quyết nhiều khúc mắc.

Dọn dẹp là quá trình xử lý, lựa chọn và loại bỏ. Đó là sự tương tác của bạn với môi trường: Môi trường gọn gàng cho thấy sự logic và khả năng tổ chức tốt. Khi một người hình thành thói quen lau dọn và sống trong không gian sạch sẽ, chất lượng cuộc sống của họ sẽ được cải thiện, đặc biệt là về mặt tinh thần.

Trong số chúng ta, chắc hẳn ai cũng có những món đồ (thường là quần áo) mà mình nghĩ rằng sẽ mặc vào các lần sau hay sản phẩm khuyến mại chỉ dùng vài lần rồi vứt xó. Có một nghịch lý là càng mua nhiều đồ giảm giá (có thể tiết kiệm được một chút tiền), bạn lại càng "mất" nhiều. Mất ở đây là thời gian để săn hàng và không gian để chứa chúng trong khi rất có thể bạn sẽ chỉ dùng chúng vài lần.

Từ chuyện kẻ ăn mày trở thành ông chủ nhờ được tặng hoa đến chuyện dọn dẹp nhà dịp Tết: Tưởng ‘lạc quẻ’ nhưng lại liên quan đến không ngờ! - Ảnh 3.

Một chuyên gia từng nói: "Loại bỏ 90% những thứ không quan trọng trong cuộc sống và 10% còn lại sẽ cho phép chúng ta kiếm được nhiều tiền hơn".

Dọn dẹp không đơn giản chỉ là xử lý đồ dư thừa, lau dọn mà còn là đánh thức "sự lưu thông" của vạn vật: Vứt bỏ thứ vô dụng, bạn có nhiều không gian hơn. Vứt bỏ thứ dư thừa, bạn sẽ bớt đi một gánh nặng!

Cổ nhân Trung Quốc có câu: "Quét nhà mà không quét trái tim thì chưa gọi là sạch. Khi những thói quen xấu như tham lam, vu khống, lười biếng… bị quét sạch, tâm trí sẽ trở nên tinh khiết, con người sẽ hạnh phúc hơn".

Theo Trí Thức Trẻ/Tổng hợp

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 03/12/2024