Thông minh quá nhiều khi là dại, hồ đồ đúng lúc mới là khôn ngoan

17/09/2021 08:00
Thông minh quá nhiều khi là dại, hồ đồ đúng lúc mới là khôn ngoan

Nhân sinh khó khất không phải thông minh nhất thời mà là "nửa tỉnh, nửa mê" trước thực tế.

Tô Thức đã từng nói thế này: "Nuôi con ai chẳng muốn thông minh. Ai ngỡ thông minh mãi hại mình ". Trên thế gian này có rất nhiều người mong muốn con cái thông minh không những thế còn phải tài hoa mưu lược. Thế nhưng nhiều người tài khi không lại phải đối mặt với cảnh "Thông minh bị thông minh hại". Chúng ta có bao giờ hỏi bản thân liệu có phải càng thông minh càng tốt không? Thực ra trí tuệ thực sự không nằm ở bạn có tài như thế nào mà chính là biết tiến biết lui, nhờ vậy có thể an yên tới già.

Như đã nói thông minh quá là có hại, vậy nhiều người cho rằng nên kiếm nhiều tiền một chút làm người mới có thể tự tin, cũng coi như thành công rồi. Tuy nhiên, mọi thứ đều được đo lường. Kiếm tiền không thuộc về mình chỉ làm khổ bản thân mà thôi. Người ở trên đời không cầu được nhiều, vừa đủ mới tốt. Bởi vì thế giới này cân bằng, chẳng có ai kiếm được quá nhiều cũng chẳng có ai một phân không có. Thế cho nên, kẻ mong cầu "nhiều" chỉ là nhanh chóng đưa bản thân vào chỗ chết.

Kim Dung có một câu rất hay thế này: "Tuệ cực tất thương, tình thâm bất thọ, cường cực tắc nhục, khiêm khiêm quân tử, ôn nhuận như ngọc." Thông minh quá ắt sẽ tổn thương, tình cảm đậm sâu thường không kéo dài, kiên cường quá dễ bị bôi nhọ, người quân tử nên khiêm tốn, ôn nhuận như ngọc, ắt sẽ toát lên giá trị của mình. Cuộc sống muốn được viên mãn nhất định phải làm bốn điều sau.

Thông minh quá nhiều khi là dại, hồ đồ đúng lúc mới là khôn ngoan: Thấu suốt 4 điều, cuộc sống ắt viên mãn - Ảnh 1.

Sống chết do mệnh tự mình phải biết thuận theo tự nhiên

Ông Jin Yong nói: "Phàm là con người có sống phải có chết, sống là vui, chết cũng là định mệnh".  Trong cuộc đời nếu như thọ mệnh kéo dài có thể sống được lâu dài ấy là niềm vui lớn, nhưng nếu như phải từ giã cõi đời vậy cũng coi như số mệnh sắp đặt. Con người dù có né tránh "sinh tử" không có nghĩa là nó sẽ không xảy ra. Trên thế giới này bất kể giàu nghèo đều sẽ trải qua "sinh tử".

Trên thực tế, không ai quản được sống chết của bản thân mình. Ai biết được ngày mai hay tai ương sẽ đến trước. Nếu ngày mai mở cửa là một bình minh tươi sáng con người sẽ tự nhiên vui vẻ. Bởi lẽ được sống thêm một ngày cũng là một loại phúc khí. Ngược lại dù cho ngày mai có chào đón ta bằng vô vàn hiểm họa, thì chúng ta cũng chỉ có thể chấp nhận. Bởi vì không thể thay đồi ngoại cảnh chi bằng thay đổi tâm thế vui vẻ hưởng thụ. Cái gọi là "Sống chết do mệnh, phú quý tại thiên". Tất cả điều này, chỉ cần thuận theo tự nhiên là đủ.

Không màng danh lợi, bất kể thành công hay thất bại

Ông Jin Yong nói: "Trời đất xoay vần, nhân thế thông minh lẫn với hồ đồ. Trường danh lợi sóng gió, thắng đó mà lại là thua". Cuộc sống chính là không thể đoán trước được, mỗi người đều xoay xở để có được thành tựu đem danh tiếng và tài năng của mình phô bày ra ngoài. Thế nhưng những người này căn bản không biết người càng thông minh thường không có kết cục tốt đẹp. Hơn nữa, nếu quá đua đòi "danh lợi", người thua cuộc cuối cùng chỉ có thể là chính mình. Lý Khang nói: "Cây có mọc thành rừng, gió thổi vẫn cứ đổ".  Người có tài năng phẩm hạnh xuất chúng càng dễ dàng bị ghen ghét đố kị.

Hơn nữa, trong vòng danh lợi cái gọi là nguyên tắc xã hội nguyên tắc đạo đức thường không có chỗ để tồn tại. Bọn họ thường tìn cách luồn lách, đi ngược lại các nguyên tắc trên. Người như vậy rốt cuộc sẽ không tồn tại được lâu. Làm người nhất định phải biết "coi thường danh lợi", không tranh giành thứ không thuộc về mình như vậy mới có thể thuận lợi đạt được những thứ xứng đáng với mình đồng thời không gây thù chuốc oán khắp nơi.

Điềm tĩnh, không hối tiếc

Có người từng hỏi Kim Dung, ý nghĩa của cuộc sống là gì? Kim Dung trả lời: "Cuộc sống không có gì khác hơn là náo loạn một phen rồi ra đi lặng lẽ." "Náo loạn một phen" là gì? Đó là sống theo trái tim, đem tất cả nỗ lực thực hiện bằng được tâm nguyện của bản thân. Bất kỳ mục đích gì cũng làm một cách oanh liệt nhất để cuộc sống trở nên tràn ngập màu sắc. Cuộc sống vốn không phải là một điểm mà là một vòng tròn mở ra vô tận, có thể đến nhiều nơi để tìm tòi học hỏi, không nên hạn hẹp bản thân ở một xó nào đó. Bản chất của sự náo loạn là làm cho cuộc sống trở nên đáng giá cũng tránh cho con người những nuối tiếc về sau. Cái "lặng lẽ rời đi" chính là đối với thế gian đã không còn vướng bận, ra đi không nuối tiếc.

Thông minh quá nhiều khi là dại, hồ đồ đúng lúc mới là khôn ngoan: Thấu suốt 4 điều, cuộc sống ắt viên mãn - Ảnh 2.

Thế nên lo lắng vốn là dư thừa, kết quả định sẵn không thể thay đổi. Không lo lắng, trái lại điềm tĩnh, vui vẻ khiến chúng ta không còn vướng bận, hạnh phúc viên mãn.

Hồ đồ cũng có khi là khôn ngoan

Kim Dung đã viết trong "Lộc đỉnh ký": "Nếu có thể hãy nhắm một mắt mở một mắt, cuộc sống cũng tự khắc nhẹ nhàng hơn." Đó thực ra là miêu tả nam diễn viên Ngụy Tiểu Bảo trong "Lộc Đỉnh Ký". Những lời nhận xét này tuy không mang tính chất sân khấu nhưng lại là sự khắc họa chân thực cuộc sống và ý nghĩa cuộc sống.

Trong cuộc sống làm gì có nhiều cái gọi là thuận lợi như ý, tâm tưởng sự thành? Nếu đã như vậy tại sao chúng ta không thể tiêu diêu tự tại mặc kệ khổ đau phiền toái. Sở dĩ con người hiện đại sống mệt mỏi, mặt mũi lúc nào cũng buồn bã âu sầu chính do không biết buông bỏ, càng không biết tỏ "mơ mơ hồ hồ". Người xưa thường nói "Mơ hồ nan đắc". Nhân sinh khó khất không phải thông minh nhất thời mà là "nửa tỉnh, nửa mê, nửa mê" trước thực tế. Có một số thứ qua chính là qua rồi không cần vướng bận tính toán. Một số người không nhất thiết phải quan tâm đến chỉ cần nhắm một mắt mở một mắt. Hồ đồ, không phải là không khôn ngoan, đó mới là nơi chứa đựng sự khôn ngoan của cuộc sống.

(Sohu)

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 14/11/2024