Thất bại không phải vì thiếu tài năng, nhiều khi chỉ là sự chậm lại

15/12/2021 07:30
Thất bại không phải vì thiếu tài năng, nhiều khi chỉ là sự chậm lại

Người bỏ lỡ mất thành công, thứ họ thiếu không phải là tài năng và sự chăm chỉ, rất nhiều khi, thứ họ thiếu là sự chậm lại, quá trình "lắng đọng", "tĩnh" lại, không vội vã.

Đời người là quá trình không ngừng trưởng thành, không ngừng nâng cao bản thân. Trên con đường tới với thành công, rất nhiều người chỉ tập trung vào những năng lực và cơ hội mà thành công cần, bỏ qua mất cái tầm nhìn trong xử thế.

Mà không biết rằng, đây mới là khác biệt căn bản nhất giữa người thắng và kẻ bại.

Người bỏ lỡ mất thành công, thứ họ thiếu không phải là tài năng và sự chăm chỉ, rất nhiều khi, thứ họ thiếu là sự chậm lại, quá trình "lắng đọng", "tĩnh" lại, không vội vã.

Những người "tĩnh" lại được thường là những người lý tính, làm việc rõ ràng, biết nắm bắt cơ hội, biết quan sát toàn cục. Thứ họ theo đuổi không phải là lợi ích nhất thời mà là sự nắm chắc và làm chủ với tương lai.

Cũng giống như câu nói rằng: "Những khoảnh khắc chờ đợi thời cơ để bùng phát, gọi là "thời gian lắng đọng". Có "lắng", có "tĩnh" lại được, không vội vàng, mới có thể đạt được thắng lợi cuối cùng.

Tĩnh, chìa khóa của thành công: thước đo khả năng của một người, không phải là anh ta đã trải qua bao nhiêu thất bại mà là anh ta đã chịu đựng và vượt qua bao nhiêu thất bại - Ảnh 1.

Có một doanh nhân từng nói rằng: "Người làm tốt những chuyện nhỏ, mới có thể làm được việc lớn."

Ai chẳng muốn làm nên được đại nghiệp, muốn mình hơn người, đây là điều bình thường. Nhưng có một điều mà nhiều người không ý thức được đó là "dục tốc" thì "bất đạt". Thành công không có được thông qua làm một chuyện lớn, mà nó là sự tích lũy, sự "lắng đọng" của rất nhiều những chuyện nhỏ nhặt mà chúng ta thậm chí còn không cho vào mắt.

Họa sĩ nổi tiếng Da Vinci khi còn nhỏ từng bái sư học nghệ một bậc thầy về nghệ thuật.

Nhưng người thầy ấy không hề dạy ông kĩ năng hay bí quyết gì, thay vào đó, chỉ bảo ông tập vẽ trứng gà.

Luyện tập một khoảng thời gian, Da Vinci cảm thấy nhàm chán, chán nản, ông bắt đầu vội vàng, nói mình tới để học nghệ thuật đích thực chứ không phải tới để học những thứ cơ bản như này.

Người thầy nghe xong, nhẫn nại nói với Da Vinci: "Trứng gà tuy là thứ dễ vẽ nhất, những để vẽ nó sao cho đẹp thì lại không hề dễ dàng. Vẽ trứng gà, không chỉ giúp luyện thành thạo kĩ năng cơ bản, mà còn giúp mài dũa sự nhẫn nại. Chỉ khi thành thạo được hai thứ này, khi vẽ những thứ khác, con mới thuận buồm xuôi gió, cho ra những tác phẩm vừa ý."

Da Vinci nghe thầy nói xong bỗng tỉnh ngộ, ông không vội vội vàng vàng nữa, thay vào đó "tĩnh" lại, chậm lại, kiên trì luyện tập vẽ trứng gà.

Và sau tất cả, chúng ta có một danh họa nổi tiếng suốt hàng trăm năm như hiện nay.

Có câu nói rằng: "Nếu không thể tạo ra được sự nghiệp vĩ đại, vậy thì hãy dùng cách vĩ đại nhất đi hoàn thành những chuyện nhỏ bé nhất."

Chỉ khi "tĩnh" lại, chậm lại, chúng ta mới có thể làm tốt những chuyện đơn giản nhất, từ đó tạo nền tảng để trở nên khác biệt.

Có thể chậm lại, có thể giữ được tiết tấu của bản thân, không bị ảnh hưởng bởi thế giới hối hả bên ngoài, chúng ta mới có thể trở thành người mà mình muốn.

Tĩnh, chìa khóa của thành công: thước đo khả năng của một người, không phải là anh ta đã trải qua bao nhiêu thất bại mà là anh ta đã chịu đựng và vượt qua bao nhiêu thất bại - Ảnh 2.

Trong cuộc sống, có không ít người sống rất vội, luôn muốn tạo ra được kết quả ngay khi mới bắt đầu, những người như vậy dễ mang sự cảm tính vào giải quyết sự việc, sau cùng, sự việc lại một trở nên rắc rối hơn.

Chậm lại, không hoang không mang, mới có thể rèn luyện được cảnh giới nội tâm, trở nên mạnh mẽ trầm ổn hơn, từ đó giải quyết mọi việc một cách lý tính và rõ ràng hơn.

Đời người, giống như một ván cờ đấu với chính mình. Càng vội càng dễ đánh mất đi những phán đoán lý tính với sự vật.

Chỉ khi "tĩnh" lại, kiểm soát được cảm xúc của bản thân, ta mới có thể xử lý được tốt nhất mỗi một vấn đề tồn tại trước mắt.

Thứ đánh giá thành công của một người, không nằm ở việc anh ta đạt được bao nhiêu thành tựu, mà nằm ở cách anh ta có được những thành tựu đó; không nằm ở việc anh ta trải qua bao nhiêu thất bại, mà nằm ở việc anh ta tiếp nhận và vượt qua được bao nhiêu thất bại.

"Tĩnh" lại là sự hun đúc ý chí, là sự bứt phá của bản thân, là phẩm chất của một nhà thông thái. "Tĩnh" lại để mài dũa nên một nội tâm thong thả và vững vàng, để rồi ung dung đối mặt với những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 07/11/2024