Có một trợ lý đã hỏi sếp của anh ta rằng: "Sếp ơi, những người nắm quyền lực có bao giờ bỏ cuộc giữa chừng không?" Ông chủ nghiêm túc và trả lời: "Không hẳn thế. Mặc dù sự kiên trì là quan trọng, đôi khi từ bỏ những gì không xứng đáng còn quan trọng hơn là kiên trì."
Ví dụ, khi ứng dụng Alipay lần đầu tiên ra mắt với mong muốn xã hội hóa, nhưng lại được biết đến với nhiệm vụ "Trả tiền". Thế là họ chuyển từ giao tiếp xã hội sang nhiệm vụ tính tiền và trở nên phổ biến hơn. Do đó, từ bỏ không nhất thiết là một thất bại và kiên trì không phải lúc nào cũng đúng.
Charles Dickens được mệnh danh là văn hào của giới văn học của Anh nhờ việc ngày ngày ra ngoài quan sát, lắng nghe, tích lũy kinh nghiệm sống và truyền tải vào tác phẩm của mình. Ông có lối kể chuyện thu hút, phơi bày thực tế một cách rõ nét về xã hội trong tác phẩm "Câu chuyện hai thành phố" do đó trở thành một trong những văn hào xuất sắc trong thế hệ nhà văn Anh.
Một ví dụ khác, Edison đã cặm cụi và kiên trì chế tạo ra ắc quy điện. Có người hỏi Edison: Nghe nói để phát minh ra ắc quy điện, ông đã thử nghiệm thất bại 25 nghìn lần? Edison hài hước trả lời: "Đâu có, tôi chưa hề thất bại, mà chỉ là đã phát hiện thấy 24.999 loại ắc quy không dùng được". Trong đời mình, nhà phát minh vĩ đại này đã được cấp 1.093 bằng phát minh sáng chế, không thể biết Edison đã bao nhiêu lần nếm mùi thất bại.
Trong bài phát biểu tại Đại học Cambridge, Churchill cũng tiết lộ bí mật thành công của mình: Đừng bao giờ bỏ cuộc.
Qua ba ví dụ trên, bạn có thể thấy rằng kiên trì chắc chắn sẽ thành công và từ bỏ là đáng xấu hổ. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều ví dụ về sự thành công sau khi từ bỏ.
Ví dụ, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Matsushita của Nhật Bản đã sử dụng một số tiền rất lớn trong việc phát triển các máy tính điện tử lớn vào những năm 1960. Nhưng vào năm 1964, chủ tịch của công ty Konosuke Matsushita bất ngờ tuyên bố rằng dự án sẽ bị dừng lại.
Các nhân viên của công ty đều không thể hiểu được và cảm thấy rằng thật sai lầm khi bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng Konosuke Matsushita phân tích theo cách này: Bây giờ thị trường máy tính điện tử quy mô lớn gần như bị độc quyền bởi IBM và các công ty như Fujitsu và Hitachi cũng đang cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường. Tại thời điểm này, rất khó để có kết quả từ việc tham gia. Việc ra quyết định của công ty đã sai. Nếu tiếp tục phạm sai lầm, chúng ta có thể mất tất cả.
Sự thật đã chứng minh rằng quyết định của Matsushita Konosuke là sáng suốt.
Cuối cùng, họ không chiến đấu với IBM, cũng không tham gia với Fujitsu và Hitachi, mà tập trung vào phát triển các sản phẩm doanh nghiệp truyền thống và đi theo cách độc đáo của riêng họ.
Người sáng lập Hiệp hội Sesame, cho biết: Có can đảm để ra đi khi biết hướng mình đang đi không thành công là một trong những kỹ năng sinh tồn cơ bản nhất.
Từ bỏ không phải là một thái độ, mà là một cách suy nghĩ. Chỉ khi bạn thấy được dự án mình đang theo đuổi là sai lầm và từ bỏ kịp lúc, bạn có thể thoải mái hơn trong cuộc sống.
Một nhà tâm lý học tại Đại học Harvard đã làm một thí nghiệm:
Ông chia các sinh viên tham gia thí nghiệm thành hai nhóm và yêu cầu các sinh viên chọn hai trong số những bức ảnh yêu thích của họ từ một đống ảnh, sau đó giữ một tấm cho riêng họ và trao đổi cho nhau.
Học sinh trong một nhóm không thể thay đổi lựa chọn của mình, trong khi học sinh trong nhóm khác có thời gian suy nghĩ 5 ngày và có thể trao đổi ảnh trong vòng 5 ngày.
Sau thí nghiệm, ông đánh giá mức độ hài lòng của những sinh viên này với lựa chọn của họ.
Nó chỉ ra rằng nhóm sinh viên không thể thay đổi lựa chọn của mình thì thích ảnh của chính họ, còn nhóm sinh viên khác có quyền trao đổi đã đấu tranh và nghĩ rằng "có lẽ tấm kia tốt hơn." Đến cuối thí nghiệm, họ vẫn không thích bức ảnh trên tay.
Do đó, nếu bạn không chịu từ bỏ và ham muốn quá nhiều, nó sẽ làm giảm hạnh phúc của bạn. Nếu bạn muốn cải thiện chỉ số hài lòng cuộc sống của mình, bạn phải học cách từ bỏ một số thứ kém quan trọng.
Người sáng lập Hillhouse Capital, Trương Lôi từng nói: Thành công không phụ thuộc vào những gì bạn đã làm, mà phụ thuộc vào những gì bạn chọn từ bỏ.
Xibei Oat Noodle Village cũng là một ví dụ về học cách từ bỏ và thành công. Xibei Oat Noodle Village là một nhà hàng mà các minh tinh thường hay lui tới đã phất lên vào năm 2014 khi mở một cửa hàng mới ở Bắc Kinh Fortune Plaza. Trước đây, cửa hàng Xibei Oat Noodle Village là một cửa hàng rộng 3.000 mét vuông, có nhiều phòng riêng, thực đơn hơn 100 món ăn cho thực khách có nhiều lựa chọn.
Cửa hàng mới ở Fortune Plaza rộng chưa đầy 300 mét vuông, tất cả các phòng riêng đều biến mất, tất cả khách hàng phải ngồi ở sảnh và các món ăn đã bị cắt giảm từ hơn 100 xuống còn 33 món.
Xibei đã từ bỏ rất nhiều món ăn nhưng họ sẵn sàng làm điều đó. Chỉ với 33 món ăn, họ chọn cẩn thận, chỉ làm những món họ làm ngon nhất để có thể kiểm soát chất lượng sản xuất. Chỉ trong 5 năm họ có thể mở rất nhiều cửa hàng mới và tốc độ tăng trưởng vẫn đang tiếp tục, nó có thể nhanh hơn.
Từ bỏ một số thứ để phù hợp hoàn cảnh hiện tại, tập trung vào sở trường để từ đó giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt là điều không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Rõ ràng Xibei Oat Noodle Village biết rõ điều này.
Vì vậy, nếu bạn muốn mọi thứ, bạn sẽ không nhận được bất cứ điều gì. Ngược lại, nếu bạn có thể bỏ bớt vài thứ, bạn sẽ có thể làm tốt hơn và gặt hái thành công. Đây là sự khôn ngoan của việc từ bỏ.
Tại sao đôi khi nhiều người vẫn không muốn từ bỏ?
Một số người nói rằng họ không để tâm đến chi phí chìm, chỉ tập trung vào chi phí thực tế và bỏ qua chi phí cơ hội.
Đây thực sự là lý do tại sao một số người không bỏ cuộc, nhưng có một lý do khác dễ bị bỏ qua: Những gì họ đang trải qua là những gì họ quen thuộc. Họ không biết thế giới mới ngoài kia có gì và không quen với các khái niệm mới nên họ không sẵn sàng từ bỏ.
Ví dụ, một thời gian dài trước đây, nhiều người tin rằng trái đất phẳng và mặt trời xoay quanh trái đất. Những kết luận này dựa trên các dự đoán và kinh nghiệm quen thuộc.
Vì vậy, đến khi các nhà khoa học giải thích khác với những gì họ đã được biết thì họ lại từ chối chấp nhận nó.
Sự ổn định của vùng thoải mái khiến con người trở nên bướng bỉnh hơn, thiếu hiểu biết hơn và ít sẵn sàng từ bỏ cái cũ lỗi thời.
Người sáng lập 360 Chu Hồng Y đã chia sẻ kinh nghiệm thất bại kinh doanh đầu tiên của mình.
Chu Hồng Y quyết định khởi nghiệp khi anh còn là sinh viên. Anh dự định làm một thẻ bổ trợ có thể chống virus cho máy tính. Vào thời điểm đó, mọi đơn vị đều được trang bị máy tính. Chu Hồng Y dự định bán thẻ cho quản trị viên của phòng máy tính, để họ có thể chống virus. Tuy nhiên, Chu Hồng Y quên phản ánh về các vấn đề của chính sản phẩm. Thẻ chống virus do anh tạo ra không thể nâng cấp. Đây là nhược điểm của việc tạo ra các sản phẩm phần cứng. Cuối cùng, do không thể nâng cấp và theo kịp sự thay đổi của virus, thẻ chống virus của Chu Hồng Y không còn có thể được sử dụng nữa. Chu Hồng Y nói rằng anh đã phạm phải hai sai lầm.
Thứ nhất là không đủ tập trung và thứ hai là quá cứng đầu.
Anh chia sẻ: "Tôi cũng đã suy nghĩ về việc nên biến thẻ chống virus thành phần mềm hay không, nhưng tôi chọn cách không hành động, vì vậy mọi chuyện đã thất bại. Khi một cơ hội đến, tôi đã không nắm bắt cơ hội, không phải vì tôi không kiên trì, mà vì tôi không biết cách từ bỏ. Đôi khi từ bỏ những ý tưởng sai lầm có thể mở ra một con đường dẫn đến thành công. Nhưng vì sợ thất bại, tôi không dám thử, vì thiếu can đảm, tôi chọn cách bướng bỉnh. Lựa chọn đi theo con đường sai lầm là định mệnh sẽ trôi đi khỏi thành công."
Có lẽ, nếu Chu Hồng Y từ bỏ ý định làm phần cứng mà anh đã thực hiện thành công và chuyển sang nâng cấp phần mềm, câu chuyện của anh sẽ rẽ sang hướng khác.
Bạn đừng nghĩ rằng từ bỏ là bằng lòng với thất bại và hèn nhát. Đôi khi, bạn phải thấy rõ đằng sau việc từ bỏ, cho dù bạn nghĩ rằng sự kiên trì sẽ dẫn đến chiến thắng, hay vì từ bỏ thiếu can đảm. Hãy mạnh dạn từ bỏ kịp thời những thứ không phù hợp để tìm đến thứ phù hợp hơn.
Nhiều người có thể hỏi, trong cuộc sống, chúng ta sẽ bỏ lỡ một số cơ hội ít nhiều vì sự bướng bỉnh của mình. Chúng ta nên làm gì?
Câu trả lời rất đơn giản, đó là suy nghĩ về vấn đề từ quan điểm của đối thủ. Trước tiên hãy xem một ví dụ.
Năm 1984, Intel rơi vào tình trạng khó khăn chưa từng thấy và công ty phải đối mặt với việc có nên từ bỏ việc sản xuất bộ nhớ kinh doanh cốt lõi hay không.
Vào thời điểm đó, bộ nhớ của Intel có thể nói là gia truyền của công ty. Nhưng đến năm 1983, thị trường bộ nhớ đã bị các nhà sản xuất Nhật Bản phá hủy hoàn toàn. Nếu Intel vẫn bám lấy thị trường bộ nhớ này, thì rất đáng lo ngại.
Vì vậy, Gordon Moore, Giám đốc điều hành của Intel tại thời điểm đó, người đã nói về Định luật Moore đã có một cuộc trò chuyện sâu sắc với Giám đốc điều hành Andy Grove.
Moore hỏi Grove: "Nếu chúng tôi bị quét sạch, hội đồng quản trị sẽ tìm một CEO mới và CEO mới này sẽ nhậm chức. Ông ấy sẽ làm gì?"
Grove suy nghĩ một lúc lâu và buồn bã trả lời: "Ông ta sẽ để Intel tránh xa thị trường bộ nhớ. Chúng ta không có hy vọng vào thị trường này." Sau một hồi im lặng, Grove hỏi Moore một lần nữa: "Trong trường hợp đó, thay vì để người khác làm điều này, tại sao chúng ta không tự làm điều đó?"
Nếu bạn từ bỏ việc kinh doanh, công ty còn có gì nữa không? Nhưng hai người vẫn đưa ra quyết định từ bỏ kinh doanh lưu trữ và hủy bỏ việc sản xuất kinh doanh cốt lõi ban đầu.
Sau đó, mọi người biết rằng nếu quyết định này không được đưa ra vào thời điểm đó, Intel có thể không có mặt hôm nay. Moore và Grove đã cứu công ty.
Trong nhiều trường hợp, chúng ta bị che mắt bởi chi phí chìm, bị mù bởi chi phí thực tế và chỉ nhìn thấy những gì chúng ta đã mất, không phải những gì chúng ta có thể nhận được.
Tại thời điểm này, suy nghĩ về vấn đề từ quan điểm của đối thủ có thể giúp chúng ta thấy được những khoản lãi và lỗ từ nó và tránh thua lỗ.
Có một luật trong cuốn sách được gọi là luật "Có tất cả hoặc không có gì" và thật dễ dàng để giải thích ý nghĩa của cái tên này.
Khi thành công và thất bại đều ngang nhau, sự kiên trì có thể không nhất thiết thành công, nhưng từ bỏ có thể là một cánh cửa mới đến vinh quang.
Nhà văn khoa học viễn tưởng hàng đầu thế giới Isaac Asimov đã từ bỏ việc giảng dạy nghiên cứu hóa sinh và cống hiến cho việc viết lách. Cuối cùng, ông đã giành được danh hiệu danh dự của nhà văn khoa học viễn tưởng uy tín nhất thế giới.
Đạo diễn của "Na Tra: Ma đồng giáng thế", Sủi Cảo từng là đứa con sống nhờ vào lương hưu của mẹ, từng đối mặt với áp lực của thế giới bên ngoài. Anh bị coi là kẻ điên rồ và tuỳ hứng vì không đeo đuổi ngành Y, lại đổi hướng làm hoạt hình. Cuối cùng, anh đã làm một bộ phim chất lượng cao với doanh thu phòng vé 5 tỷ NDT (tương đương khoảng 16.500 tỉ đồng)
Trong thế giới này, thành công không chỉ là sự bền bỉ, mà còn là một loại trí tuệ. Do đó, nếu bạn thấy điều gì đó không phù hợp với mình, hãy từ bỏ thẳng thắn, biết đâu từ đó, bạn sẽ thành công hơn. Từ bỏ khiến bạn mất đi thứ tốt nhưng lại là cơ hội để bạn có được cái tốt hơn. Chúc bạn thành công.
Theo Trí Thức Trẻ