Tại sao bolero sống bền bỉ, dai dẳng và tươi nguyên?

14/01/2019 12:44
Tại sao bolero sống bền bỉ, dai dẳng và tươi nguyên?

Tại sao bolero có thể sống bền bỉ, dai dẳng và tươi nguyên qua nhiều thế hệ khán thính giả? Cái gì ở bolero khiến những bài hát cũ - lớp ca khúc muộn nhất cũng đã 43 - 44 tuổi, lớp ca khúc sớm nhất thì ngót 70 - lại có được một hiện tại tiếp diễn liên tục và phổ biến đến thế?

Quan sát đời sống âm nhạc Việt Nam khoảng dăm năm trở lại đây, không khó để nhận thấy một sự thật khá lý thú: bất chấp những nỗ lực đến tuyệt vọng của giới “hàn lâm” trong lĩnh vực giao hưởng thính phòng; bất chấp những hừng hực xông lên, những thể nghiệm táo bạo đáng kinh ngạc của giới “tiền phong” gồm đủ các ca nhạc sĩ già và trẻ; bất chấp cả dòng ca khúc cách mạng “chính thống” luôn nhận được sự nghiêm chỉnh ủng hộ của các kênh phát thanh và truyền hình trên toàn quốc... thì nhân vật chính, giành được sự ưu ái nhất của công chúng khán giả âm nhạc nói chung, lại là một gương mặt cũ, một gương mặt dường như đã yên phận khuất chìm, một gương mặt vốn luôn bị xem thường trong con mắt của cả giới “hàn lâm” lẫn giới “tiền phong” và “chính thống”: các ca khúc thuộc dòng bolero, được sáng tác và lưu hành ở miền Nam Việt Nam trong khoảng thời gian 1950 đến 1975.

Kể từ năm 1975, trong một môi trường xã hội không khuyến khích sự lưu hành những di sản văn hóa của chế độ cũ, bolero đương nhiên không có quyền xuất hiện trên sóng phát thanh và truyền hình, trên các sân khấu ca nhạc lớn nhỏ, trong các danh mục bài hát được cấp phép sản xuất băng đĩa.

Thế nhưng đấy chỉ là ở bề mặt. Còn ở “bề ruột”, người miền Nam vẫn hát bolero trong các phòng trà, vẫn nghe và xem bolero qua băng đĩa được tuồn lậu từ hải ngoại, và nhất là, vẫn có thể “bolero với nhau” ở bất cứ đâu, trong bất cứ cuộc nhậu nào. Có cây tây ban cầm để “quạt chả” đệm theo lời ca thì hay, mà không có thì muỗng đũa gõ bát hay tay vỗ mặt bàn, hết bài này sang bài khác. Triền miên, say sưa, mê mải...


“Có cây tây ban cầm để “quạt chả” đệm theo lời ca thì hay, mà không có thì muỗng đũa gõ bát hay tay vỗ mặt bàn, hết bài này sang bài khác”. Ảnh: TL

Và cứ thế, qua những cuộc “bolero với nhau” ngày tiếp ngày không dứt, dường như lịch sử một phần tư thế kỷ của dòng nhạc - ít ra, bằng những tác giả, tác phẩm đáng kể nhất - đã liên tục được nhắc nhớ, liên tục được lưu truyền. (Phải nhấn mạnh thông số thời gian “một phần tư thế kỷ”, tức giai đoạn từ 1950 đến 1975, là vì sau năm 1975, tuy vẫn có những bài hát bolero mới được viết, cả ở trong và ngoài nước, song hầu hết chúng đều bị chìm xuống dưới những bài hát cũ, rồi bị lãng quên nhanh chóng). Nói vậy để thấy, dù thời gian trôi và xã hội biến thiên đến đâu, thì bolero, trong tính ngưng kết tương đối của nó, vẫn cứ sống bền bỉ, sống như thể một phần gắn bó đến thành máu thịt với đời sống tinh thần của con người miền Nam.

Bởi thế, dăm năm trở lại đây, khi bầu khí quyển xã hội đã khác trước rất nhiều và bolero rực rỡ lên ngôi - như một nỗi khó chịu, một cái gai trong mắt, một hiện tượng gây nhiều lo lắng cho cả những người “tiên phong” lẫn những người “chính thống” về trình độ thẩm mỹ âm nhạc “thụt lùi” của quốc dân - thì đó không hề là một sự đột xuất. Người ta dễ dàng trách các đài truyền hình, từ trung ương đến địa phương, rằng đã quyết liệt vơ vét như thể con buôn khi để những gameshow bolero chiếm sóng tới mức kinh khiếp.

Người ta cũng dễ dàng dè bỉu rằng anh A chị B “đổi dòng” sang hát bolero không phải vì say mê say mệt gì như họ vẫn thổ lộ, mà chẳng qua chỉ để kiếm tiền nhiều hơn. Quả thật, mục đích hốt bạc bằng bolero là không thể phủ nhận, nhưng liệu những ca sĩ và những người quản lý các kênh sóng truyền hình có thể thực hiện nổi mục đích ấy, nếu trong khối khán thính giả mênh mông kia không thường trực một nhu cầu bolero mạnh mẽ?

Lại có một vài câu hỏi khác, tuy chẳng mới mẻ gì, nhưng hình như chưa bao giờ được trả lời thỏa đáng: tại sao bolero có thể sống bền bỉ, dai dẳng và tươi nguyên qua nhiều thế hệ khán thính giả? Cái gì ở bolero khiến những bài hát cũ - lớp ca khúc muộn nhất cũng đã 43 - 44 tuổi, lớp ca khúc sớm nhất thì ngót 70 - lại có được một hiện tại tiếp diễn liên tục và phổ biến đến thế? Phải chăng là các bài bolero - ta vẫn đang nói tới dòng nhạc bolero ở miền Nam trong khoảng từ 1950 đến 1975, với bolero là thể điệu chủ đạo, ngoài ra có thêm một ít bài viết theo điệu rumba hay slowrock, thậm chí cả điệu tango - sở hữu phẩm chất đặc biệt nào đó, thứ phẩm chất có thể “đánh” trúng những nhu cầu thường hằng trong tâm hồn đại đa số khán thính giả?

Khi ta cần cái sến, khi ta muốn sự mủi lòng, ta có nhu cầu được thấy bản thể tinh thần của mình tan hòa vào nỗi sầu thương tủi hận thống thiết nhức nhối trong một khoảng thời gian nào đó, thì bolero là đáp ứng tốt nhất.

Với cá nhân tôi, đáp án cho câu hỏi này ngắn gọn đến bất ngờ: cái sến (để tránh phải chuốc lấy những ác cảm không đáng có do việc nhiều người nghĩ rằng dùng chữ “sến” tức thể hiện thái độ miệt thị đối tượng, tôi sẽ diễn giải bằng những cụm từ gồm nhiều âm tiết hơn, nhưng vì thế cũng mờ nét hơn: “chủ nghĩa mủi lòng”, “cái gây lòng cảm thương”, “tính bi lụy, sự sướt mướt não nề”...). Cái sến, thật ra, có sẵn trong mỗi con người chúng ta, bất kể chúng ta có thể khác biệt thế nào về tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ nhận thức hay địa vị xã hội. Cái sến trong ta vừa như một phẩm chất vừa như một nhu cầu, sự khác nhau về cái sến giữa mỗi người có lẽ chỉ ở mức độ: sến đậm hay sến nhạt, sến thường xuyên hay sến... đứt đoạn mà thôi.

Bởi thế, không chỉ tầng lớp bình dân, dân lao động, những người được/bị mặc định là hạn chế về trình độ nhận thức thẩm mỹ, mới mê bolero. Thực tế là không ít người thuộc tầng lớp trung lưu trở lên, thậm chí cả giới trí thức đại học và giới quản lý văn hóa, cũng sẵn lòng “phiêu” với bolero mỗi khi có thể. Tóm lại, khi ta cần cái sến, khi ta muốn sự mủi lòng, ta có nhu cầu được thấy bản thể tinh thần của mình tan hòa vào nỗi sầu thương tủi hận thống thiết nhức nhối trong một khoảng thời gian nào đó, thì bolero là đáp ứng tốt nhất.

Ở đây, nên trở lại một lúc với đời sống âm nhạc (ca khúc đại chúng) miền Nam giai đoạn 1950 - 1975. Khác với ở miền Bắc, nó đã hình thành như một thị trường: ca khúc được viết ra, được hát, được thu thanh ghi đĩa, là để bán - dĩ nhiên không loại trừ trường hợp nhạc sĩ viết bài hát, trước hết, như thực hiện một biên bản trung thực của tâm hồn mình - vậy nên người bán (nhạc sĩ, ca sĩ, hãng đĩa hát) hết sức chú ý đến người mua (khán thính giả) và nhu cầu của họ. Các hãng đĩa hát Sài Gòn hồi ấy đã sớm nhìn thấy ở bolero và phân khúc người nghe bình dân một thị trường âm nhạc có khả năng sinh lời cực lớn, và họ ra sức đầu tư, chăm chút.

Chế Linh, một giọng ca bolero “khét tiếng”, kể: vào quãng giữa thập niên 1960, khi bà chủ hãng dĩa hát Việt Nam đặt nhạc sĩ Trúc Phương, một tác giả bolero “khét tiếng”, viết bài hát cho Chế Linh để ra đĩa mới, đã kèm theo lời dặn: “Viết cho nhão vô thì mới thiệt ăn tiền”. “Nhão”, hay “sến”, thì cũng vậy thôi, là nhấn mạnh vào khả năng tạo ra niềm thương cảm cho bài hát, là xoáy đúng vào nhu cầu được mủi lòng của người nghe, và hiệu ứng ấy phải diễn ra ở mức độ cao nhất, để lại dư chấn lâu bền nhất.

Các nhạc sĩ bolero đã thực hiện được yêu cầu ấy một cách tuyệt vời. Nhìn về đại thể, căn cứ trên các bài bolero được yêu thích nhất, có thể thấy các “mẹo” (mượn chữ thường dùng của Phan Ngọc, học giả luôn chủ trương quy sáng tạo nghệ thuật thành các thao tác) của họ như sau: Một, thật đơn giản về giai điệu; dễ hiểu, dễ thuộc về ca từ. Cái hóc hiểm lắt léo tuyệt không phải tinh thần của bolero. Hai, bài hát phải có tính tự sự. Nghĩa là ở đó phải có một câu chuyện được kể lại bằng lời ca.

Câu chuyện càng éo le mùi mẫn thì lời ca kể chuyện càng dàn trải, não nề, thê thiết. Ba, khai thác hết mức các chủ đề, các tình huống, các cảnh trạng mang sức mạnh khuếch tán sự mủi lòng: tình yêu tan vỡ vì sự lừa dối hoặc những rào cản xã hội khắc nghiệt, nỗi cô đơn tuyệt vọng giữa cuộc đời đen bạc, mặc cảm cái nghèo trong thời đại kim tiền, nỗi đau đứt ruột khi quê hương lâm cảnh bom đạn dày xéo...

Về phương diện này, bolero không phải không mang dư ba của một thời đoạn lịch sử đầy biến động. Vì thế, trong những tiếng khóc nấc ấy có sự chân thực của những vết xước trên trái tim, cái làm nên sức thuyết phục nhất định của chúng, với người cùng thời, cả với kẻ lệch thời.

Mới đây trong một cuộc trò chuyện về việc dạy nhạc thời bây giờ, ông Trưởng khoa Thanh nhạc của Nhạc viện Hà Nội nhân tiện có nói nhỏ với tôi mấy câu về bolero: “Về nhạc học, thật ra nó chẳng có gì đáng kể đâu. Nhưng lời, thì đúng là thỉnh thoảng, nó cứ như cứa vào lòng người”.

Hoài Nam/Người Đô Thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Các nhân vật của phim 'Three Little Pigs' xuất hiện trong bộ sưu tập tết Kỷ Hợi

Thương hiệu thời trang xa xỉ Ý Gucci đang đánh dấu Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, sẽ rơi vào ngày 5.2, bằng bộ sưu tập capsule (bộ sưu tập gồm những món đồ cơ bản, có thể phối với nhiều món khác nhau và không lỗi thời).

Bầu show tiết lộ tiền cát-xê ở mức ‘khủng’ của Ngọc Sơn

Nổi tiếng đắt show khắp trong nước lẫn hải ngoại, thường xuyên tất bật với lịch trình dày đặc trước nhiều tháng, mức cát-xê của Ngọc Sơn là chủ đề khiến nhiều người khác tò mò.

Nhan sắc Việt lọt vào Top 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2018

Nhan sắc Việt khẳng định vị thế trên bản đồ sắc đẹp thế giới, là một trong kết quả bình chọn 10 sự kiện tiêu biểu năm 2018 vừa được Bộ VH-TT-DL công bố sáng nay (12.1).

Tự tiện đưa thông tin Nhã Phương sắp sinh con, nhà sản xuất phải xin lỗi

Thông tin Nhã Phương sắp sinh con được nhà sản xuất phim cung cấp cho báo chí là từ một phía chưa được sự đồng ý của diễn viên này.

Diễn viên phim 'Xích lô' Lê Văn Lộc: Những sự thật bất ngờ

Xích lô (tiếng Pháp: Cyclo) là tên một bộ phim điện ảnh của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng. Phim lấy bối cảnh ở Sài Gò. Phim sự tham gia của ngôi sao điện ảnh Hồng Kông Lương Triều Vỹ, diễn viên Việt Kiều Trần Nữ Yên Khê và một người "vô danh" là Lê Văn Lộc

Ca sĩ Bích Phương và bài hát 'Bùa yêu' đại thắng giải Làn Sóng Xanh 2018

Trong 7 hạng mục được đề cử, “Bùa yêu” chỉ không chiến thắng ở duy nhất 1 hạng mục “Ca khúc hiện tượng”. Giải này đã thuộc về nhạc sĩ Châu Đăng Khoa và hai ca sĩ Orange – Karik với ca khúc “Người lạ ơi”.

Việt Nam vào top 5 cường quốc sắc đẹp 2018 từ thành tích của H'Hen Niê, Phương Khánh, Minh Tú, Tiểu Vy

Năm 2018, Việt Nam vươn lên vị trí Top 5 cường quốc sắc đẹp nhờ thành tích của H'Hen Niê, Phương Khánh, Minh Tú, Tiểu Vy...

Vì sao Việt Nam không có những tiểu thuyết gia võ hiệp nổi tiếng?

Tư duy văn học của người Việt Nam luôn được đánh giá là thiên về thực tế, nói vắn tắt là tư duy ít hình tượng. Đặc biệt là thiếu yếu tố "kỳ", vì vậy nếu không có nhà văn viết truyện kiếm hiệp nổi tiếng cũng là điều dễ hiểu.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 22/11/2024