Có người nói: phẩm đức của một người, mới là chủ nhân của tài cán; còn tài cán, chỉ là nô bộc cho phẩm đức.
Nhân phẩm tốt, đường mới rộng mới mở
Phàm là kiến công lập nghiệp, bắt buộc phải lấy phẩm hạnh làm nền tảng. Từ trước tới nay, những người có học thức đồng thời có thể nên được nghiệp lớn đều bắt đầu rèn luyện từ nhân phẩm.
Muốn làm việc, trước tiên phải làm người, đây là đạo lý muốn thuở mà cha ông truyền lại. Làm người như thế nào, không chỉ cho thấy trí tuệ của một người, mà còn cho thấy khả năng thành công của người đó. Nhân phẩm chính là át chủ bạt, là thẻ thông hành tốt nhất của mỗi người.
Một người, bất kể thông minh tới đâu, biết làm việc tới đâu, gia cảnh tốt tới đâu, nếu không biết cách "làm người", nhân phẩm kém, vậy thì sớm muộn gì cũng thất bại, đường càng đi sẽ càng hẹp.
Kai-Fu Lee, một nhà tư bản, nhà quản trị, người viết sách, nhà khoa học máy tính, blogger người Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ thông tin có nói: "Trong các tố chất cần có của một nhân tài, tôi đặt nhân phẩm ở vị trí thứ nhất, nó vượt qua cả trí tuệ, sự sáng tạo, EQ... Tôi cho rằng một người nếu nhân cách có vấn đề, vậy thì người này không xứng đáng để công ty xem xét nhận vào làm."
Nhân phẩm càng tồi, dù bạn có nhiều tiền tới đâu, người ta cũng càng không có thiện cảm với bạn. Người có nhân cách tốt, dù có nghèo khó thì vẫn luôn sẽ được người khác tôn trọng.
Trong cuộc sống, không khó để phát hiện, một người có nhân cách tốt, chân thành, bất luận đi tới đâu cũng đều sẽ nhận được sự yêu mến của mọi người, bởi lẽ ai lại không muốn ở gần một người trung thực, nói năng thật lòng, làm việc tận tâm, đối xử với mọi người bằng một trái tim lương thiện! Những người như vậy là những người biết cách tha thứ, biết cách bao dung, biết cách tôn trọng người khác.
Con người, đời này: danh vọng là dùng cái tình cái nghĩa đổi lấy; tình cảm là dùng sự chân thành thật ý đổi lại.
Nhân phẩm tốt cần cả đời đi tạo dựng! Làm người, nhất định phải xem chân thành là thứ cốt yếu. Tâm hồn, nhất định phải lấy lương thiện làm gốc, làm việc, trước tiên phải học cách làm người.
"Hậu đức" có thể tải được vạn vật, hãy là phiên bản tốt nhất của chính mình.
Làm người, nhân phẩm vĩnh viễn đứng thứ nhất
Cựu tổng thống Mỹ, Abraham Lincoln từng nói: "Phẩm cách giống như cái cậy, danh vọng giống như bóng cây. Chúng ta thường nghĩ tới bóng cây mà không biết rằng cây mới là cái gốc."
Chỉ có phẩm hạnh mới là át chủ bài của chúng ta. Nhân phẩm là tiêu chuẩn đối nhân xử thế của một người, cũng là nền tảng giúp một người có được vị trí vững chắc trong xã hội.
Trong hiện thực xã hội, có lẽ sẽ có rất nhiều người vì tiền tài và danh vọng mới tiếp cận bạn, ăn chơi hưởng lạc luôn có nhau, nhưng đến khi bạn rơi vào hoàn cảnh khó khăn thì một bóng người cũng không có, sự tồn tại của họ không bao giờ đi kèm với hai chữ "thật lòng".
Một người, thứ đáng để tôn trọng nhất chính là nhân phẩm. Chỉ khi bạn có một nhân phẩm tốt, biết làm người thì người khác mới sẵn sàng đến gần bạn, lúc khó khăn, mới có người thật lòng thật tâm muốn giúp bạn.
Chỉ khi có một nhân phẩm đoan chính, bạn mới có được sự tôn trọng của mọi người.
Ngược lại, một người nhân phẩm tồi lại là một kẻ tâm cơ, suốt ngày tính toán chi li với người khác, trong mắt chỉ toàn hai chữ "lợi ích", đối xử với người khác giả nhân giả nghĩa. Cái gọi là "dùng "chân tâm" đổi lấy "chân tâm"" sẽ không bao giờ đúng với kiểu người này, bản thân họ cũng sẽ không bao giờ được người khác đối xử thật lòng, không bao giờ có được sự tín nhiệm của người khác.
Con người sống trên đời, tiền bạc có nhiều tới đâu thì trăm nữa nữa, nó chẳng qua cũng chỉ là một đống giấy; quyền lực có lớn tới đâu thì rồi cũng sẽ có ngày phải "rửa tay gác kiếm".
Chỉ có nhân phẩm là thứ tài sản mãi mãi trường tồn với thời gian. Làm người, nhân phẩm luôn phải đặt ở vị trí đầu tiên. Nhân phẩm, quan trọng hơn học lực, và cũng quan trọng hơn năng lực.
Muốn làm việc, trước tiên hãy học cách làm người, có thể không tiền không quyền không thế, nhưng nhất định phải có nhân phẩm tốt, phải có lương tri.
Có khó tới đâu, cũng không lừa lọc người khác; có khổ tới đâu, cũng không tính toán lợi dụng người khác.
Đường đường chính chính làm người, nghiêm túc chăm chỉ làm việc, sống sao cho xứng đáng với lương tâm, không hổ thẹn với người, cũng không hổ thẹn với mình.
Theo Trí Thức Trẻ