Lời nhắc nhở của một nhân viên công sở 35 tuổi: "Ở nơi làm việc, đừng quá thân thiết với đồng nghiệp!"

11/06/2021 07:30
Lời nhắc nhở của một nhân viên công sở 35 tuổi: "Ở nơi làm việc, đừng quá thân thiết với đồng nghiệp!"

Cuộc đời giống như một cây thước, làm gì cũng phải có độ. Khi giao tiếp với người khác, nên hiểu "quy tắc thích ứng tâm lý", nó sẽ giúp bạn có cách ứng xử thông minh hơn trong mọi tình huống.

Nhiều người thường nghe câu: "Khoảng cách sinh ra vẻ đẹp." Nhưng họ lại không biết khoảng cách thế nào mới là tốt nhất!

Nếu cách quá xa, mối quan hệ dễ "nhạt", nếu ở quá gần, mối quan hệ lại dễ nảy sinh mâu thuẫn. Dù là bạn bè hay đồng nghiệp, chỉ có giữ một khoảng cách phù hợp mới có thể duy trì mối quan hệ lâu dài.

1. Quá thân thiết với đồng nghiệp, ngược lại gây mâu thuẫn càng nhiều

Trường hợp 1:

Có một lần, tôi và anh họ cùng đi sang Nhật Bản, anh ấy đi công tác cho công ty, còn tôi đi tìm nguồn hàng mới. Cả hai thuận đường nên cùng nhau đi chung. Lúc chuẩn bị về nước thì bất ngờ nhận được tin nhắn của hàng loạt đồng nghiệp cùng bộ phận. Nội dung là nhờ mua dùm mỹ phẩm, trái cây, đặc sản... nơi đó.

Lúc anh ấy chưa trả lời thì tin nhắn đã vang lên thêm lần nữa:

"Xem tin nhắn xong thì hồi âm nhanh nhé!"

Anh họ tôi có căn bệnh "cả nể" đồng nghiệp, muốn tạo nhiều mối quan hệ nên ai nhờ gì cũng giúp. Vì thế sau này họ xem đó như việc đương nhiên, nào là nhờ lấy hàng chuyển phát nhanh, nào là nhờ đặt cơm dùm, còn bây giờ là mua đồ giúp.

Tôi bực mình nói với anh ấy: "Có ai nhờ vả mà nói chuyện thế này không? Sao tôi phải mua đồ giúp chứ?" Anh cứ nói thẳng câu này với bọn họ đi, đảm bảo sau này hết dám nhờ mà tỏ thái độ kiểu đó.

Nhìn anh ấy có vẻ chần chừ, tôi lại càng thấy thương cho anh ấy. Lương thiện quá cũng là một loại "bệnh", bị người ta lợi dụng mà không dám từ chối.

Lời nhắc nhở của một nhân viên công sở 35 tuổi làm thức tỉnh nhiều người: Ở nơi làm việc, đừng quá thân thiết với đồng nghiệp! - Ảnh 1.

Trường hợp 2:

Giám đốc của tôi từng kể, trước đây anh ta có một cấp dưới, nhà khá khó khăn, mỗi ngày đều đi tàu điện ngầm hoặc xe đạp công cộng để đến nơi làm việc.

Thấy nơi làm cách nhà anh ta quá xa, mà nhà mình lại cùng đường với anh ta, nên giám đốc đã đề nghị cho cấp dưới quá giang xe mỗi ngày.

Tháng đầu tiên, vị cấp dưới kia tỏ ra rất xấu hổ, đôi khi tặng món quà nhỏ, mời ăn tối hay mua cà phê cho giám đốc để bày tỏ lòng biết ơn. Nhưng dần dần, anh ta bắt đầu xem đó là chuyện đương nhiên. Ngoài giờ đi làm, lúc tan sở còn kêu giám đốc ghé chỗ này chỗ kia để mua đồ. Giám đốc tôi vốn là người hiền lành, sợ từ chối sẽ khiến cấp dưới xấu hổ và khó xử, nên để mặc một thời gian.

Một hôm nọ, giám đốc nhận được điện thoại từ bệnh viện bảo mẹ anh ấy phải nhập viện, giám đốc hoảng hốt vội lái xe đến đó. Buổi chiều, không thấy giám đốc chờ, vị cấp dưới kia gọi điện cho anh tỏ vẻ khó chịu:

"Sao anh về trước mà không thèm nói tôi tiếng nào thế?"

Giám đốc lúc này rất tức giận, mới bảo: "Xe của tôi còn cần phải xin phép anh. Tôi cho anh đi nhờ cả tháng nay, anh không hỏi tôi có chuyện gì không, còn tỏ thái độ trách mắng! Ngày mai anh cũng chẳng cần đến công ty làm việc nữa đâu, chỗ tôi không chấp nhận người không có đạo đức như thế!"

Vị cấp dưới kia lúc này mới sợ hãi xin lỗi, nhưng mọi thứ đã muộn.

Lời nhắc nhở của một nhân viên công sở 35 tuổi làm thức tỉnh nhiều người: Ở nơi làm việc, đừng quá thân thiết với đồng nghiệp! - Ảnh 2.

2. Tại sao nhiều người thường hay gặp tình huống này?

Đầu tiên: Do sợ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa mình và đồng nghiệp.

Chuyện mọi người nhờ vả nhau việc gì đó là việc thường gặp, huống chi dù là người ngoài đôi khi chúng ta vẫn sẽ giúp đỡ, nói gì là người quen?

Tuy nhiên, trước khi giúp họ, bạn nên tự hiểu rõ một đạo lý: Giúp người một, hai lần thì người biết ơn. Mỗi lần muốn nhờ bạn, họ cũng sẽ cân nhắc xem bạn có bận hay không? Họ chấp nhận chờ đợi, họ biết nói cám ơn.

Nhưng nếu việc gì họ nhờ, bạn cũng nhận, không cần xem xét đến bản thân có bận hay không, có mệt hay không. Tầm trên 10 lần như vậy, bạn đã tự "hại" mình hình thành cho họ một thói quen để bạn giúp đỡ là chuyện đương nhiên.

Và sau này, nếu thực sự gặp sự cố, từ chối họ, bạn nhất định sẽ bị đối phương cho là cố tình không muốn giúp, ích kỷ...

Thứ hai: Quan hệ giữa người với người cũng cần tuân theo quy tắc thích ứng tâm lý.

Nguyên tắc này là: Khi con người tương tác gần quá lâu, sẽ có sự thay đổi phức tạp trong tâm lý. Giống như việc lúc mới nhìn một người mẫu trên bìa tạp chí sẽ thấy họ đẹp, nhưng nhìn hoài sẽ cảm thấy chán.

Tâm lý tình cảm con người cũng có khả năng thích ứng cao như vậy. Dù là việc buồn hay vui đến đâu, khi thời gian trôi qua, mọi thứ đều nhạt dần.

Thế nên, nguyên tắc thích ứng tâm lý cũng là một nhân tố rất quan trọng trong giao tiếp. Đối xử tốt với người khác mà không có giới hạn sẽ khiến họ quý trọng bạn lúc đầu nhưng dễ phai nhạt lúc sau.

Lời nhắc nhở của một nhân viên công sở 35 tuổi làm thức tỉnh nhiều người: Ở nơi làm việc, đừng quá thân thiết với đồng nghiệp! - Ảnh 3.

3. Mọi mối quan hệ đều cần có "ranh giới"

Những người có nhận thức tốt về ranh giới biết họ nên làm gì, không nên làm gì, đồng thời hiểu cách cư xử thế nào để đối phương và mình đều thoải mái, vừa tôn trọng người khác vừa không khiến bản thân chịu thiệt.

Một số người rất thích thảo luận đời sống riêng tư của người khác, nhưng dù thân đến đâu cũng không nên "lắm lời."

Mỗi người đều có quyền lựa chọn cuộc sống riêng, đừng áp đặt thế giới quan của mình lên người khác.

Hãy tự hỏi bản thân điều gì khiến bạn khó chịu và điều gì có thể khiến người khác khó chịu để có cách cư xử đúng mực.

Đừng bao giờ sợ "mất bạn" mà ngại từ chối. Nói thẳng ra khi bạn không hài lòng hoặc không muốn nhận lời giúp đỡ. Mỗi người đều có cuộc sống riêng, đừng nên ép bản thân làm điều không thích để khiến người khác hài lòng.

Muốn làm việc thoải mái, đừng quá thân thiết với đồng nghiệp, hãy thiết lập một ranh giới làm việc thích hợp giữa bạn và họ.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 12/10/2024