Những người có nơi làm việc gọn gàng thường ít gặp mệt mỏi và căng thẳng.
Theo một nghiên cứu của tạp chí Harvard Business Review: Những người có bàn làm việc gọn gàng thường có sự nghiệp kéo dài thêm...1,5 năm. Rõ ràng, góc làm việc lộn xộn sẽ khiến bạn không nhớ được những công việc tồn đọng của mình làm đến đâu, những giấy tờ gì chưa giải quyết…
Việc phải cố nhớ và hệ thống lại quá trình làm việc sẽ làm tốn thời gian của bạn, tất nhiên là nó sẽ không hiệu quả.
Nên ưu tiên giải quyết những công việc quan trọng, vì đây là những thứ chiếm nhiều thời gian của bạn nhất.
Hãy dành ít nhất 20% thời gian làm việc của mình để xử lý các nhiệm vụ quan trọng nhất. Bằng cách này, ngay khi vì một lý do nào đó khiến bạn lãng phí đến 80% thời gian làm việc, bạn cũng không quá lo lắng vì những công việc hệ trọng đã được xử lý xong xuôi trước đó rồi.
Tập trung làm việc hết mình để bạn có được thời gian nghỉ ngơi vào những lúc rãnh rỗi.
Nhiều người vẫn hay có thói quen làm việc vào giờ giải lao hay những ngày cuối tuần. Cách làm này rất không khoa học, còn khiến cho năng suất của bạn giảm dần.
Theo một bài nghiên cứu năm 2014 bởi giáo sư Stanford John Pencavel, ông cho rằng những người làm việc đến 70 tiếng trong một tuần chỉ đạt năng suất bằng một người làm 56 tiếng.
Theo một báo cáo được công bố trong tạp chí Experimental Psychology, các nhà khoa học cho rằng những tiếng kêu phát ra từ các thiết bị liên lạc có thể làm bạn không tập trung được.
Vì vậy, muốn công việc của mình được hoàn thành nhanh chóng và chuẩn deadline, bạn nên để điện thoại ở chế độ rung hoặc hạn chế nghe máy để không bị mất tập trung.
Alexandra Samuel, tác giả của quyển sách Smarter With Social Media đã có cách rất hay để quản lý email được hiệu quả hơn:
Đầu tiên, hãy đồng bộ email điện tử với điện thoại của bạn để được cập nhật tin quan trọng nhanh chóng nhất có thể.
Sau đó, cài đặt email ở chế độ tự động hiển thị những tin nhắn cần thiết. Như vậy, bạn có thể yên tâm làm việc mà không sợ bỏ sót những email quan trọng.
Hầu hết mọi người đều cảm thấy hài lòng với những công việc nhẹ nhàng và không có tính áp lực.
Tuy nhiên, nếu có thể, bạn hãy thử giao lại các công việc quen thuộc của mình và đảm đương những trọng trách mới. Chính những công việc có giá trị cao (high value activities) sẽ khiến cho bạn nhận ra điểm yếu của mình cũng như giúp "thức tỉnh" những điểm mạnh tiềm tàng bên trong bạn.
Có 3 cách để bạn mở mang kiến thức của mình qua những người tài giỏi:
- Lên kế hoạch cho một cuộc hẹn
Bạn nên lập kế hoạch cho một cuộc đối thoại cởi mở và vui vẻ, để bàn về công việc đồng thời chia sẽ quá trình làm việc để học hỏi nhiều hơn.
- Tập trung bàn vào vấn đề chính
Chỉ bàn đến những vấn đề liên quan đến công việc. Nếu bạn không nhớ hết các việc cần bàn là gì, hãy ghi lại vào sổ tay.
- Tạo không khí thân mật
Các cuộc họp kiểu “đi bộ” (walking meeting) hiện nay khá phổ biến. Sau khi trao đổi xong, thay vì bắt tay chào và đi về, bạn và đối tác có thể đứng dậy và đi vài vòng để bàn tiếp các kế hoạch tiếp theo.
Nhà tâm lý học Karissa Thacker cho rằng việc di chuyển như trên sẽ khiến cho việc tập trung được tốt hơn.
Có thể việc này sẽ khiến cho sếp của bạn không vui, nhưng các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Michigan cho rằng một giấc ngủ ngắn có thể giúp cho bạn nạp lại năng lượng và làm việc có hiệu quả hơn.
Theo cuộc khảo sát của CareerBuilder vào năm 2015, 5 tác nhân sau đây sẽ khiến bạn không thể tập trung vào công việc được:
- Điện thoại di động
- Internet
- Đồng nghiệp mất trật tự
- Bị hút vào các trang mạng xã hội
Đó là theo đa số, hãy tự ngồi liệt kê những nguyên nhân khiến bạn bị sao nhãng trong công việc và tìm cách tránh nó ra.
Để giải quyết được nhiều việc hơn, bạn cần liệt kê các công việc của mình và sau đó lựa chọn công việc nào ưu tiên hơn theo cách của Lisa Zaslow – người sáng lập của tổ chức Gotham New York:
- Hãy phân việc hợp lý với khả năng hiện tại của mình
Theo Zaslow, bạn nên tập trung giải quyết các công việc khó lúc bạn đang tỉnh táo nhất và để dành công việc dễ hơn cho những lúc bạn mệt mỏi. Đây là cách làm khoa học đảm bảo lúc nào bạn cũng giải quyết được các công việc quan trọng nhất.
- Đừng bận tâm đến những công việc khác
Cũng theo Zaslow, tác giả cho rằng một khi bạn đã tập trung vào giải quyết công việc nào đó, đừng bận tâm đến những thứ khác vì chúng sẽ chiếm thời gian của bạn rất nhiều. Bạn chỉ giải quyết tiếp các vấn đề còn lại khi công việc trước đó đã sắp xếp ổn thỏa.
Không ngạc nhiên khi những người ngủ đủ giấc vào ban đêm có năng suất vượt trội hơn những người ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều vào thời gian này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, giấc ngủ khoa học cho cả nam và nữ là khoảng gần 8 tiếng/đêm. Với con số này, năng lượng sẽ được nạp lại đầy đủ và bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn vào sáng hôm sau.
Trên thực tế, việc sắp xếp bàn làm việc như vậy sẽ làm tăng năng suất của bạn hơn. Trong một nghiên cứu của Ủy ban Năng lượng California, những người làm việc gần cửa sổ có thành tích làm việc cao hơn 10% đến 25% những người ngồi ở các vị trí khác.
Hãy tiếp thêm sinh lực cho người khác và cho chính bản thân mình bằng những lời động viên với nhau. Theo một nghiên cứu mới đây của Gallup, việc cả sếp và nhân viên đều có những phản hồi tích cực với nhau đã khiến cho năng suất công việc tăng thêm 21%.
Tuy nhiên, thay vì mãi chỉ trích, bạn hãy tập trung vào các giải pháp để xử lý những rắc rối này.
Giáo sư Russell Johnson cho rằng với cách giải quyết này, bạn vừa có thể trình bày được những gì bạn không hài lòng vừa không gây ra những thái độ tiêu cực và sự mệt mỏi cho người khác.
Tập thể dục không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn làm tăng năng suất công việc.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Otago ở New Zealand đã tiến hành các thí nghiệm trên các con chuột và họ phát hiện ra rằng những con chuột có tập chạy bộ khoảng 20 phút/ngày dường như thông minh hơn hẳn những con chuột khác.
Vì vậy, hãy tập thể dục hàng ngày để giảm stress cũng như làm việc hiệu quả hơn.
Theo F.C - Helino