Câu chuyện một chút ích kỷ và một chút tôn trọng

Nguyễn Phương04/09/2022 10:00
Câu chuyện một chút ích kỷ và một chút tôn trọng

Khiêm tốn, nhã nhặn là một đức tính tốt, nhưng đôi khi ích kỷ một chút cũng không sao.

Từ nhỏ gia đình đã dạy tôi: con phải ngoan và không được gây rắc rối cho người khác. Vì vậy, khi tiếp xúc với người khác, tôi rất lịch sự và quan tâm đối phương. Lúc nhỏ, tôi luôn tự hào vì mình là người lịch sự, và được những người lớn khen ngợi vì điều đó. Nhưng rồi tôi phát hiện cách làm việc “đừng gây phiền phức cho người khác” của mình khiến tôi ngày càng cảm thấy khó chịu.

Đầu tiên, trở thành đối tượng bị bỏ qua và bị xem nhẹ trong tập thể

- Nó hiền, nó không giận dỗi đâu, nói chuyện với nó dễ lắm.

- Chuyện này có gì đâu, hỏi ý kiến nó sau cũng được mà.

Nếu phải hy sinh lợi ích của một người, bạn hiểu chuyện nhất, và biết cam chịu, chẳng phải là sự lựa chọn hoàn hảo nhất sao.

Thứ hai, khó có được sự tôn trọng từ người khác

Sự “không gây rắc rối cho người khác” sẽ khiến bạn có thói quen đặt người khác lên trên bản thân. Trong vô thức, bạn đang tự hạ thấp địa vị, và nó thể hiện rõ trong cách ứng xử hàng ngày. 

Phải nhớ rằng, trong tập thể cần có ý thức rõ ràng về địa vị. Cũng giống như trong một đàn sói, thứ tự ăn uống sẽ phản ánh tình trạng của từng con sói, sói sẽ tôn trọng và nghe theo thủ lĩnh của chúng. Điều này cũng đúng trong các mối quan hệ của con người theo những cách phức tạp và chi tiết hơn. Ví dụ như: chỗ ngồi trong bàn ăn, vị trí trước sau khi đi lại, thái độ khi giao tiếp… và vô số chi tiết này vô hình trung tạo thành “thứ hạng” của chúng ta trong lòng người khác.

Tôn trọng người khác một cách bừa bãi không phải là một điều tốt, nó giống như cho người ta điều chưa chắc người ta cần, nên thành ra họ không trân trọng. Chỉ có phép lịch sự và sự chiếu cố của người “bề trên” mới có giá trị. Ví dụ: Anh hàng xóm rất lịch sự với tất cả mọi người, nhưng chẳng ai cảm thấy vui vẻ hay quá coi trọng sự lịch sự ấy vì người đàn ông này "xấu xí, thất bại", nghèo khó, không có tiền đồ". Nhưng những người nổi tiếng lại khác, lịch sự sẽ giúp họ có thêm hàng nghìn, hàng triệu người hâm mộ.

Nếu một người giàu có nhưng luôn đặt người khác lên hàng đầu vì cả nể. Khi đó, dù anh ta đạt được thành công, nó cũng không không làm cho những người xung quanh tôn trọng anh ta, vì chính cách ứng xử “làm hào lòng người khác" đã đẩy địa vị của anh ta xuống.

Tại sao lại như vậy?

“Thứ hạng xã hội” là một khái niệm nhận thức phức tạp và khó định lượng

Các yếu tố như thành tựu cá nhân, tâm lý, lòng tự trọng, độ khôn ngoan,… khó có thể nói yếu tố nào đóng vai trò quyết định, bởi chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Mong muốn được tôn trọng và có địa vị cao là bản năng của động vật, nếu chúng ta cưỡng bức khả năng này thì rất dễ gây ra mâu thuẫn trong lòng một cách vô thức.

Có lẽ đôi lúc ta cũng nên ích kỷ một chút

Khiêm tốn, nhã nhặn là một đức tính tốt, tuy nhiên đừng quá suy nghĩ cho người khác. Nghĩ cho bản thân, ích kỷ một chút cũng không sao đâu. Hãy đặt ra ranh giới vừa đủ trong mối quan hệ của bạn. Đừng quá quan tâm đến những gì người khác nghĩ. Nếu bạn có vì bản thân mình mà phải từ chối ai đó, thì cũng không sao cả, không cần cảm thấy quá tội lỗi. Chỉ khi bạn tôn trọng được chính mình, thì lúc đó bạn mới thực sự học được cách tôn trọng người khác và khiến người khác tôn trọng mình.

Bạn nghĩa sao về quan điểm này?


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 27/04/2024