Câu chuyện “bát hạng hai thì âm thanh trầm đục” và lời cảnh tỉnh cho dân công sở thích chơi xấu đồng nghiệp

31/12/2019 12:58
Câu chuyện “bát hạng hai thì âm thanh trầm đục” và lời cảnh tỉnh cho dân công sở thích chơi xấu đồng nghiệp

Thông qua hai chiếc bát (chén), chàng thành niên ngộ ra nhiều điều về nghệ thuật đối nhân xử thế mà dân công sở có thể áp dụng đối với đồng nghiệp.

Đối nhân xử thế là một nghệ thuật và ứng xử với đồng nghiệp nơi công sở cũng là phạm trù rộng lớn mà dân văn phòng phải từng ngày học hỏi, trau dồi. Bởi lẽ, những mối quan hệ đơn thuần giữa người với người vốn đã tồn tại nhiều yếu tố khiến con người ta cân nhắc, chứ chưa cần nói đến mối quan hệ đồng nghiệp, nơi sự cạnh tranh lẫn thị phi luôn tồn tại.

Câu chuyện “bát hạng hai thì âm thanh trầm đục” và lời cảnh tỉnh cho dân công sở thích chơi xấu đồng nghiệp - Ảnh 1.

Mặc dù chúng ta chẳng cần phải cố tìm mọi cách để làm hài lòng tất cả mọi người. Tuy nhiên, có bao giờ chị em công sở tự hỏi tại sao có những người luôn được đồng nghiệp yêu thương, trân quý và nhiệt tình hỗ trợ, trong khi đó bản thân chúng ta hoặc một vài cá nhân khác luôn trở thành cái gai trong mắt nhiều người và chẳng ai muốn bên cạnh giúp đỡ.

Câu chuyện về chàng thành niên đi mua bát dưới đây chắc chắn sẽ khiến nhiều anh chị em công sở phần nào hiểu ra được triết lý đối nhân xử thế trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những đồng nghiệp bên cạnh.

Có một thanh niên đi mua bát, vừa đến cửa hàng cậu ta thuận tay lấy một cái bát, sau đó theo thứ tự đập nhẹ vào các bát khác. Khi hai bát đập vào nhau lập tức phát ra âm thanh trầm đục.

Cậu ta thất vọng lắc đầu. Sau đó anh ta lại đi thử với những chiếc bát khác… Gần như đã thử hết tất cả các bát sứ trong cửa hàng mà vẫn không tìm được chiếc bát như ý. Ngay cả chiếc bát mà ông chủ tiệm cho là sản phẩm thượng hạng nhất cũng bị anh ta lắc đầu thất vọng trả lại.

Câu chuyện “bát hạng hai thì âm thanh trầm đục” và lời cảnh tỉnh cho dân công sở thích chơi xấu đồng nghiệp - Ảnh 2.

Ông chủ rất bực bội, hỏi cậu ta lấy cái bát này gõ vào cái bát khác để làm gì?

Cậu ta nói với chủ cửa hàng rằng, đây là mẹo chọn bát mà một vị trưởng lão đã dạy, khi một cái bát đụng nhẹ vào một cái bát khác, nếu phát ra một âm thanh trong trẻo, dễ nghe, thì nhất định là bát tốt.

Ông chủ tiệm đột nhiên hiểu ra, lấy một cái bát đưa cho cậu ta, rồi cười nói: “Này cậu, cậu cầm cái này đi thử xem thế nào, bảo đảm là cậu sẽ thấy vừa ý”.

Cậu thanh niên nửa tin nửa ngờ, cầm cái bát đi thử. Kỳ lạ! Mỗi cái bát trong tay cậu ta khi chạm nhẹ vào nhau, đều phát ra một âm thanh trong trẻo, vui tai. Cậu ta không thể hiểu được điều gì đang xảy ra, liền hỏi ông chủ tiệm cho rõ ràng.

Câu chuyện “bát hạng hai thì âm thanh trầm đục” và lời cảnh tỉnh cho dân công sở thích chơi xấu đồng nghiệp - Ảnh 3.

Chủ cửa tiệm cười nói: “Rất đơn giản, cái bát lúc đầu cầm đi thử là bát hạng hai, cậu dùng nó đi thử bát thì âm thanh nhất định là trầm đục, cậu muốn thử bát tốt, thì trước tiên phải bảo đảm rằng cái bát cậu cầm đi thử cũng phải tốt”.

Hai chiếc bát trong câu chuyện cũng tương tự với hai con người trong cuộc sống. Một bàn tay thì không thể vỗ ra tiếng cũng như mối quan hệ xuất phát từ một chiều không thể nào được dựng xây một cách vững bền.

Câu chuyện “bát hạng hai thì âm thanh trầm đục” và lời cảnh tỉnh cho dân công sở thích chơi xấu đồng nghiệp - Ảnh 4.

Cụ thể trong môi trường công sở, nếu chúng ta dùng cái tâm xấu xí để đối xử với những người đồng nghiệp thì đừng mong cầu nhận lại tấm lòng bao dung, thương mến. Thay vào đó, tị hiềm, ganh ghét sẽ chỉ có thể nhận lại những thị phi.

Vì lẽ đó, hãy đối xử với những người xung quanh theo cái cách mà chúng ta muốn mình được đối xử. Chỉ có như vậy, bản thân mới nhận được sự yêu mến, tôn trọng của bạn bè, đồng nghiệp.

Helino


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 20/09/2024