Ở phía Tây của một ngôi làng thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, có một ông lão bán đậu phụ vô cùng nổi tiếng. Sở dĩ ông nổi tiếng như vậy đó là bởi bất cứ ai khi tới mua đậu phụ của ông cũng đều được miễn phí một bát bã đậu, người dân có thể mang về cho gia súc gia cầm nhà mình ăn. Chính nhờ chính sách này mà ngày nào cũng vậy, đều có rất nhiều xếp hàng để mua đậu phụ của ông.
Một buổi sáng sớm nọ, một khách hàng tới mua đậu phụ, thấy trước cửa hàng đã có vài người xếp hàng.
Người khách hỏi người xếp hàng: "Bã đậu của ông ấy mỗi ngày đều có hạn, không thể đủ để tặng miễn phí cho tất cả mọi người, vậy tại sao mọi người còn vất vả xếp hàng như vậy làm gì?"
Họ đáp: "Với tất cả những người tới mua sớm, nếu như hết bã đậu, ông ấy sẽ bớt 1 xu cho nửa cân đậu phụ."
Người khách lại hỏi: "Làm sao anh chắc chắn được rằng ông ấy cân đúng cân cho anh, lỡ như ông ấy làm gì đó với cân của mình thì sao?"
Khách hàng đáp: "Không đâu, ông ấy bán hàng ở đây đã nhiều năm rồi, rất có uy tín."
Hôm đó, người khách cũng mua nửa cân đậu phụ về, để làm rõ phán đoán của mình, anh đã lấy cân ra cân, quả nhiên không thiếu nửa lạng.
"Tại sao ông lại có ý tưởng tặng bã đậu cho những người tới xếp hàng sớm?", có một lần người khách đó hỏi ông lão bán đậu phụ.
Ông lão nói: "Quan trọng là có lòng biết ơn! Cậu nghĩ mà xem, đậu phụ không phải là món ăn mà ngày nào người dân ở đây cũng ăn, nhưng mọi người lại luôn rất vui vẻ bỏ tiền ra mua đậu phụ của tôi, khiến tôi có một cuộc sống tốt, vì vậy, tôi nghĩ ra hình thức này, mỗi ngày truyền tải sự biết ơn của tôi tới bà con ở đây."
Chính người bán đậu phụ cũng không biết được rằng suy nghĩ đơn thuần này của mình đã khiến việc buôn bán của ông phát đạt tới như vậy, công việc làm ăn của ông luôn rất tốt.
Sau này, ông lão bán đậu phụ đã chuyển đi nơi khác, nghe nói là về quê nhà mình, còn người dân ở thị trấn kia thì luôn nhớ tới ông lão bán đậu phụ.
Một người nếu có tấm lòng biết nghĩ cho cái lợi của người khác, người như vậy đáng để được nhớ tới; một người nếu có suy nghĩ ích kỉ, chỉ biết làm lợi cho bản thân mà bất chấp thủ đoạn, sớm muộn cũng bị xã hội đào thải.
Kazuo Inamori (nhà kinh doanh đồng thời là người sáng lập hãng Kyocera. Ông là cựu CEO của hãng hàng không Japan Airlines và đã cứu hãng hàng không này khi hãng đang đứng trên bờ vực phá sản) khi mới thành lập Kyocera, tuyên chỉ của ông là hiện thực hóa ước mơ to lớn của bản thân.
Cho tới một ngày nọ, hơn mười nhân viên tới gặp ông để thương lượng, mong ông có thể tăng lương và cải thiện đãi ngộ với nhân viên. Nếu Kazuo Inamori không đồng ý với yêu cầu của họ, họ sẽ nghỉ việc tập thể.
Mặc dù sau đó sự việc đã được giải quyết ổn thỏa, nhưng đây cũng là một đòn giáng mạnh vào tư tưởng của ông Inamori.
Trải qua sự việc lần này, ông đã suy ngẫm lại một cách vô cùng nghiêm túc.
Công ty không chỉ là nơi hiện thực hóa những hoài bão cá nhân mà còn là bảo chứng cho cuộc sống của người lao động. Nếu điều kiện này không được đáp ứng, nhân viên sẽ không thoải mái làm việc và không thể tạo ra sản phẩm tốt.
Công ty chỉ có thể phát triển tốt khi biết bảo vệ quyền lợi của người lao động và mang lại cuộc sống hạnh phúc cho họ.
Họ sẽ yên tâm làm việc và cống hiến hết mình.
Sự thay đổi trong suy nghĩ quyết định sự thay đổi trong hành động. Kể từ sau đó, Kazuo Inamori xác định lại sứ mệnh của công ty: theo đuổi hạnh phúc vật chất và tinh thần của tất cả nhân viên.
Hiểu được tầm quan trọng của việc suy nghĩ đến và mang lại lợi ích cho người khác và áp dụng nó vào đãi ngộ với nhân viên, Kyocera sau đó đã phát triển vô cùng nhanh chóng.
Luật hấp dẫn của Rhonda Byrne nói với chúng ta rằng, bạn muốn cái gì, bạn thu hút điều gì, bạn sẽ có một cuộc sống như vậy. Bởi lẽ những người có cùng tần số cộng hưởng sẽ thu hút lẫn nhau, tần số tâm lý và cảm xúc của bạn cũng sẽ thu hút những người có cùng tần số với bạn.
Tư tưởng "lợi người", nghĩ cho lợi ích của người khác không chỉ cho phép chúng ta thắng được sự ủng hộ của mọi người xung quanh, mà còn giúp chúng ta có được sự ưu ái và dẫn dắt ta trên con đường thành công.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị