Bác sỹ tốt nhất trên thế gian là chính mình: Người có trình độ biết cách 'bắt bệnh' tài tình!

14/04/2021 18:00
Bác sỹ tốt nhất trên thế gian là chính mình: Người có trình độ biết cách 'bắt bệnh' tài tình!

Học cách “bắt bệnh” cho chính mình, bạn mới có thể không ngừng hoàn thiện bản thân, tránh xa những lo lắng, phiền muộn và để nghênh đón một bước ngoặt mới.

Tôi rất tán đồng với một câu nói như này:

"Có thói quen tìm kiếm bản thân trong mắt người khác, là người luôn phải sống trong trạng thái hoang mang; tự khuếch đại bản thân qua những lời khen ngợi của người khác, là người tự mãn; tự bóp méo bản thân qua những lời bình luận của người khác, là người sống có một cuộc sống rất mơ hồ."

Hiện tại, có rất nhiều người sùng bái cách sống "trồng thêm hoa, cắt bớt gai", ý muốn nói không dám hoặc cũng chẳng buồn để ý hay bới móc người khác, vì vậy mà việc trông mong người ngoài "xem bệnh" cho mình dường như là điều không thể.

Muốn phát hiện vấn đề của bản thân, bạn cần học cách "hướng nội", học cách "bắt bệnh" cho chính mình.

Người học cách "bắt bệnh" cho mình mới có thể có một cái nhìn rõ ràng và chính xác hơn về cả ưu điểm và khuyết điểm của mình.

Sống ở đời, trưởng thành chính là quá trình không ngừng "bắt bệnh" cho chính mình, và chẳng ai làm được điều đó cho bạn tốt hơn chính bạn cả.

01

Con người, cần phải giỏi "bắt bệnh" cho mình

Có câu: "Nhân phi thánh hiền, thục năng vô quá." Ý muốn nói con người không phải thánh nhân, ai mà không từng phạm sai lầm. Ai cũng vậy, cũng đều có khuyết điểm và tật xấu, quan trọng không nằm ở điều này, mà là nằm ở thái độ của bạn với chúng.

Là sẽ thường xuyên nghiền ngẫm lại bản thân, phát hiện và thay đổi, hay lựa chọn nhắm mắt cho qua, đổ hết trách nhiệm sang cho người khác.

Một cư dân mạng chia sẻ câu chuyện về đứa con tên T. của mình như này.

Cách đây không lâu, T. tham gia một buổi họp lớp với các bạn cấp 2, sau khi trở về, tâm trạng của T. rất không tốt. Bởi lẽ một người bạn tham gia buổi liên hoan là một giám đốc đầu tư của một doanh nghiệp nước ngoài, thu nhập khả quan, quan hệ xã hội cũng khá rộng.

Cậu ta nói ba mình làm trong ngành tài chính, tương lai cậu ta chắc chắn sẽ kế thừa gia nghiệp.

Thực ra, T. vốn là cử nhân ngành kiến trúc, từ tiểu học cho tới cấp 3, cuộc sống của ba mẹ luôn xoay quanh cậu ta.

Sau khi tốt nghiệp, cậu ta xin vào làm ở một công ty bất động sản, ngày nào cũng 9h đi làm 5h tan, ổn định, thoải mái. Ngoài 8 tiếng đồng hồ hành chính, thời gian còn lại T. lướt điện thoại, chơi game, ngày nào cũng vậy, không có gì khác biệt nhau là mấy.

T. có thói quen ghen tị với người khác, rồi lại đổ hết lỗi về một cuộc sống không được như ý muốn cho xuất thân và ba mẹ của mình.

Cứ nghĩ về chuyện này, ba mẹ của T. lại rất buồn bực, chỉ biết than thở với người quen: "Con trai tới tận bây giờ vẫn không biết chịu trách nhiệm về chính bản thân mình."

T. hiển nhiên là một người không giỏi phát hiện ra tật xấu của bản thân, cậu ta quy hết mọi vấn đề tồn tại của bản thân cho môi trường, không biết tự suy ngẫm lại bản thân, rồi tìm nguyên nhân từ chính mình.

Có người nói: "Nếu như ai cũng biết tự ngẫm về mình ngay từ độ tuổi đôi mươi, vậy thì ít nhất sẽ có khoảng một nửa dân số có thể trở thành những người phi thường."

Câu nói này có thể cho thấy ý nghĩa của việc tự suy ngẫm lại bản thân đối với sự phát triển, thành tài và cả thành công của một người.

Triết học gia người Pháp, Michel Eyquem de Montaigne từng nói:

"Biết mình ngu dốt, phán đoán được sự ngu dốt của mình và lên án sự ngu dốt của mình, đó không phải là ngu dốt; sự ngu dốt lớn nhất chính là không biết sự ngu dốt của mình."

Tương tự như vậy, bi thương lớn nhất của một người không phải là bản thân có tật xấu, mà là không biết mình có tật xấu gì.

Một người chỉ khi biết tự ngẫm về chính mình, kịp thời phát hiện tật xấu, nỗ lực đi thay đổi, cuộc đời anh ta mới có thể ổn định mà đi được lâu dài.

Bác sỹ tốt nhất trên thế gian là chính mình: Người có trình độ biết cách hướng nội”, bắt bệnh tài tình!  - Ảnh 1.

02

Học cách bắt bệnh trong cảm xúc của mình

Một quản lý từng nói: "Cảm xúc, là hệ điều hành cơ bản của một người. Thứ dẫn động một người, chính là cảm xúc của họ, hệ điều hành cơ bản của họ."

Trong thế giới của người trưởng thành, bạn có cảm xúc ra sao, bạn sẽ có cuộc sống như vậy. Một người nếu không bắt được ra "bệnh" trong cảm xúc của mình, không có ý thức đi kiểm soát cảm xúc của mình, sẽ chỉ khiến bản thân vấp ngã, đen đủi và vất vả hơn.

Có một năm, Microsoft có một dự án trị giá gần 100 triệu đô la Mỹ ở Nam Mỹ và cần cử người đi lo liệu. Bill Gates biết rằng một số nhà quản lý mới được tuyển dụng hoàn toàn có khả năng hoàn thành nhiệm vụ này, ông chỉ đang cân nhắc xem ai là người thích hợp hơn.

Lúc này, Patrick là người đầu tiên đến văn phòng và nói rằng mình là ứng viên phù hợp nhất. Mặc dù Bill Gates tin tưởng vào khả năng của Patrick nhưng ông vẫn tò mò hỏi Patrick: "Vì sao trong cuộc họp dự án vào tuần trước, cậu lại tỏ ra không hề tích cực?"

Patrick giải thích nói: "Tuần trước, tôi và vợ xảy ra mâu thuẫn, mấy ngày ấy tâm trạng tôi chán nản không muốn làm gì. Nhưng lần này thì khác, mọi việc đều đã được xử lý, tôi hoàn toàn rất tự tin nên Ngài có thể yên tâm."

Trong khi Patrick nghĩ dự án này không ai phù hợp hơn mình, thì Bill Gates lại cho rằng đây là một dự án có liên quan đến sự phát triển của công ty trong tương lai, làm sao có thể yên tâm giao nó cho một người không ổn định về mặt cảm xúc như vậy.

Cuối cùng, Bill Gates đã giao dự án này cho một giám đốc khác.

Patrick không hề thua kém người khác về năng lực, nhưng vấn đề là anh ta không thể kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Có một thuật ngữ trong tâm lý học gọi là "trí tuệ cảm xúc", dùng để chỉ khả năng nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của cá nhân.

Những người không thể nhận biết và kiểm soát cảm xúc của mình là những người có "trí tuệ cảm xúc kém".

Mặc dù cảm xúc không phải là toàn bộ cuộc sống của mỗi người, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến hướng sống, chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của chúng ta.

Điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời? Đó chắc chắn là sự nghiệp, gia đình, sức khỏe và những cảm xúc không tốt hoàn toàn có thể dễ dàng phá hủy những thứ quan trọng này, rồi hủy hoại toàn bộ cuộc sống của chúng ta.

Có một câu nói rất hay rằng: "Nếu bạn kiểm soát được cảm xúc của mình, bạn sẽ kiểm soát được hành vi của mình; nếu bạn kiểm soát được hành vi của mình, bạn sẽ kiểm soát được cuộc sống của mình".

Cảm xúc ổn định không chỉ là tiêu chuẩn của một người trưởng thành, mà còn là tầm nhìn của một người thành công.

Bác sỹ tốt nhất trên thế gian là chính mình: Người có trình độ biết cách hướng nội”, bắt bệnh tài tình!  - Ảnh 2.

03

Có thể bắt được đúng "bệnh", cũng cho thấy trình độ của một người

Tôi rất thích một câu nói như này: "Một người, cần một chiếc cửa sổ để nhìn ra bên ngoài thế giới, cần một chiếc gương để nhìn thấu nội tâm của mình. Cửa sổ để nhìn thấy sự tươi sáng bên ngoài, còn gương để nhìn thấu những khuyết điểm của mình ở bên trong."

Có chiếc gương "tự suy ngẫm" này, một người mới có thể có một trí tuệ sáng suốt, từ đó không ngừng trở nên tốt hơn.

Gặp vấn đề, biết cách tìm nguyên nhân từ chính mình, không chỉ là một trí tuệ trong xử thế, mà còn cho thấy trình độ rèn luyện đỉnh cao của một người.

Thạc sĩ Hán học của Đài Loan, ông Fu Peirong, không chỉ có một tầm hiểu biết rất sâu rộng mà còn là một diễn giả hùng biện xuất sắc. Ông từng được đài truyền hình Trung Ương Trung Quốc mời tới diễn giảng về "Trí tuệ của Mạnh Tử", và nhận được lời khen của rất nhiều học giả cũng như khán giả.

Nhưng, ít ai biết rằng, Fu Peirong từng mắc chứng nói lắp và bị rất nhiều người chê cười. Tuy nhiên, ông không hề oán trách những người chê cười mình, ngược lại không ngừng nỗ lực khắc phục chứng nói lắp này, cuối cùng trở thành một nhà hùng biện xuất sắc.

Nói về quá khứ từng bị chê cười, Fu Peirong nói: "Bạn có khuyết điểm thì người khác mới có cớ chê cười bạn, thay vì chỉ ngồi đó sợ sệt người khác cười nhạo mình, chi bằng nỗ lực đi hoàn thiện bản thân. Cũng chính vì từng có trải nghiệm diễn đạt kém, tôi mới càng trân trọng mỗi một cơ hội được nói của mình."

Một người thực sự có trình độ, sẽ không bao giờ đổ mọi tội lỗi lên đầu người khác. Họ không oán hận ông trời, không đố kị với người khác, thay vào đó họ tự ngẫm lại mình, rồi không ngừng thay đổi chính mình.

Các nhà tâm lý học chia giá trị quan ra làm hai loại, một là "giá trị quan yếu", loại còn lại là "giá trị quan mạnh". Hai kiểu giá trị quan, cho thấy hai lớp trình độ khác nhau. Ngời có "giá trị quan yếu", khi gặp vấn đề thường có thói quen hỏi, "dựa vào đâu?":

Dựa vào đâu mà người ta lại có một cuộc sống hoàn mỹ như vậy? Dựa vào đâu mà người rơi vào hoàn cảnh này, người bị bệnh lại là tôi? Năng lực ngang ngửa nhau, dựa vào cái gì người ta được thăng chức, còn tôi thì vẫn dậm chân tại chỗ?

Những người như vậy, ánh nhìn thì hướng ra ngoài, nhưng nội tâm lại chỉ có oán than, chỉ trích, phàn nàn, và hệ quả dĩ nhiên là họ sẽ chẳng thể nào lĩnh hội được cái gọi là thành công và hạnh phúc.

Trong khi người có "giá trị quan mạnh" lại thường xuyên hỏi, "tại sao?" Tại sao lại có kết quả như vậy, vấn đề rốt cuộc là ở đâu?

Là nguyên nhân chủ quan hay khách quan? Nếu là nguyên nhân chủ quan, vậy thì là do tôi đào chưa đủ sâu hay do EQ của tôi chưa tới tầm…

Những người này, ánh nhìn của họ hướng nội, việc họ làm là tự ngẫm lại bản thân, phân tích, điều chỉnh, cải tiến, họ sẽ nghĩ mọi cách để vượt qua khó khăn, xuyên qua sương mù, cuối cùng ôm lấy hạnh phúc và niềm vui.

Có thể thấy được "bệnh" trong mình, mới là bước đầu của con đường tới với sự ưu tú.

Bác sỹ tốt nhất trên thế gian là chính mình: Người có trình độ biết cách hướng nội”, bắt bệnh tài tình!  - Ảnh 3.

04

"Bác sỹ" tốt nhất, mãi mãi là chính mình

Tôi từng đọc qua một câu chuyện như này. Có một người vô cùng khổ não, khi nghe nói rằng Đức Phật có thể xóa tan mọi khổ đau trong đời người, anh ta lập tức sắp xếp hành lý, lên đường đi tìm Đức Phật. Đức Phật sau khi nghe anh nói xong liền nói với anh rằng: "Người thực sự có thể giúp ngươi giải thoát, chỉ có chính bản thân ngươi mà thôi."

Người đó tỏ ra khó hiểu, hỏi tiếp: "Nhưng, con lại chính là người đang mang trong lòng toàn những khổ não và khó khăn đó."

Đức Phật cười nói: "Ngươi nghĩ lại xem, ai là người đã nhét những khổ não và ưu sầu vào trong lòng ngươi?"

Người đó suy nghĩ một hồi lâu, không nói gì.

Đức Phật tiếp tục chỉ dạy: "Ai là người nhét vào thì bảo người đó lấy ra là được!"

Nhìn Đức Phật mỉm cười, người đó cuối cùng cũng hiểu ra: khổ não của anh ta chẳng qua cũng chỉ là một loại chấp niệm vô nghĩa của bản thân, suy cho cùng thì người giải thoát cho mình cũng chỉ có chính mình.

Bác sỹ tốt nhất trên thế gian là chính mình: Người có trình độ biết cách hướng nội”, bắt bệnh tài tình!  - Ảnh 4.

Trông trời trông đất, không bằng trông vào chính mình.

Có một câu nói rất hay rằng: "Bác sỹ có lẽ có thể giúp chúng ta trị được bệnh tật, nhưng lại không thể giúp chúng ta tăng cường thể chất; bác sỹ có thể dẫn dắt chúng ta bước qua bóng đêm, nhưng không thể khiến chúng ta vĩnh viễn tránh được tổn thương."

Những người bình thường như chúng ta, không thể nào đạt tới cảnh giới của một thánh nhân, ai cũng có những tật xấu hay khuyết điểm không này thì cũng nọ. Nhưng Khổng Tử nói "mỗi ngày tự ngẫm lại bản thân nhiều lần" chính là một bài học mà ai cũng nên học, và nó rất đáng để chúng ta học hỏi và rèn luyện trong suốt cuộc đời.

Học cách "bắt bệnh" cho chính mình, bạn mới có thể không ngừng hoàn thiện bản thân, tránh xa những lo lắng, phiền muộn và để nghênh đón một bước ngoặt mới.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025