Vì vậy, ba mẹ nếu ngay từ khi con còn nhỏ cho con tham gia vào công việc dọn dẹp, sắp xếp, thu gọn đồ đạc với mình, điều này cũng có những ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của trẻ.
"Làm việc nhà là việc của người lớn, không cần phải lo. Tập trung vào học hành cho tốt là được." Những lời nói này bạn nghe có quen thuộc hay không? Khi chúng ta còn nhỏ, ba mẹ hay nói với chúng ta như vậy. Khi chúng ta làm ba mẹ rồi, chúng ta lại nói với con cái của mình như vậy.
Chẳng trách có người hay nói: Sau khi trưởng thành, chúng ta sẽ lại trở nên giống ba mẹ, đến cả phương thức quản lý con cái cũng y như vậy.
Rất nhiều phụ huynh vì xót con mà không nỡ để con phải làm việc nhà. Nhưng kiểu xót con như vậy có thực sự tốt cho đứa trẻ hay không?
Tờ "Nhân dân nhật báo" của Trung Quốc cho biết, theo nghiên cứu của các chuyện gia nước này thì so với trẻ em không tham gia làm việc nhà thì trẻ em tham gia làm việc nhà đều: Có tỷ lệ có công ăn việc làm ổn định cao gấp 15 lần. Thu nhập cao hơn 20%. Tỷ lệ thành tích ở trường cao gấp 27 lần. Hôn nhân hạnh phúc hơn…
Những số liệu này cho chúng ta thấy một điều rằng: Những đứa trẻ được cha mẹ cho tham gia vào sắp xếp việc nhà đều sẽ có ưu thế hơn những bạn nhỏ không thích làm việc nhà ở các phương diện như công việc, thu nhập, thành tích học tập hay thậm chí là cả hôn nhân.
Vì vậy, ba mẹ nếu ngay từ khi con còn nhỏ cho con tham gia vào công việc dọn dẹp, sắp xếp, thu gọn đồ đạc với mình, điều này cũng có những ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của trẻ.
01
Không khí gia đình sẽ ảnh hưởng tới cả cuộc đời của con cái
Thử nghĩ xem, nếu như trong một căn phòng, khắp nơi đều là quần áo bẩn, trên bàn đầy là đồ trang điểm không được xếp gọn gàng, sàn nhà đâu đâu cũng đủ các loại rác… Khi ở trong một môi trường như vậy, bạn sẽ có cảm giác ra sao? Tâm trạng liệu có thể thoải mái được hay không?
Người trưởng thành còn khó sống chứ đừng nói tới một đứa trẻ đang ở tuổi trưởng thành, không cần nghĩ cũng biết ảnh hưởng sẽ lớn tới đâu. Vậy mới nói, một ngôi nhà bừa bãi sẽ không thể cho ra được một đứa trẻ xuất sắc.
1. Cha mẹ là tấm gương lớn nhất của con cái, ba mẹ ra sao sẽ dạy dỗ ra một đứa trẻ như vậy
Nếu bạn luôn vứt đồ đạc bừa bãi, không bao giờ dọn dẹp, vậy thì con bạn sẽ chỉ biết học bạn trở thành người như vậy, thậm chí còn quá đáng hơn. Con trẻ có khả năng bắt chước vô cùng mạnh mẽ, chúng sẽ mô phỏng lại thói quen của ba mẹ một cách vô thức. Nếu bạn luôn luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, vậy thì con bạn khi sống trong môi trường ấy, chúng tự nhiên cũng sẽ hình thành nên cho mình những thói quen tốt.
2. Đứa trẻ từ nhỏ đã sống trong môi trường bừa bãi, lớn lên sẽ trở nên lo âu, bất an và dễ cáu gắt
Con người, là một loại sinh vật cần có cảm giác trật tự. Nếu nhà cửa lộn xộn, chúng ta thường xuyên vì không tìm thấy được món đồ nào mình muốn tìm mà trút giận lên trẻ nhỏ, lâu dần sẽ để lại ấn tượng không tốt trong lòng chúng. Bản thân bạn không gọn gàng, con cái biết học từ ai sự ngăn nắp trong khi tới 90% thời gian chúng đều ở với bạn?
Phòng ốc bừa bãi đã thành thói quen, tìm mãi không thấy đồ cũng đã thành thói quen, cứ như vậy, chúng hình thành nên sự bất cần, cẩu thả trong thái độ rồi dần dần đưa sự cẩu thả ấy vào trong công việc, trong cách làm việc, cách đối nhân xử thế và cho đó là điều hiển nhiên, không có vấn đề gì, vì sao? Vì ba mẹ chúng cũng vậy!
02
Phòng của một người, không chỉ tiềm ẩn trạng thái cuộc sống của họ, mà còn cho thấy tương lai của con cái họ
Đừng chỉ dồn hết chuyện giáo dục con cái cho nhà trường, gia đình mới là trường học quan trọng nhất với con cái. Chúng ta không thể việc gì cũng làm hộ con cái cả đời, chúng ta chỉ có thể dạy chúng sống một cách độc lập, đó mới chính là tài sản quý giá nhất mà ta cho chúng.
1. Hình thành cho con thói quen sắp xếp dọn dẹp ngay từ khi còn nhỏ, từ đó phát triển khả năng tư duy logic của trẻ một cách tinh tế
Để con tự mình sắp xếp bàn học, tủ quần áo, đồ chơi, những việc đơn giản như vậy cũng là một bài học về tư duy logic dành cho con cái.
Lấy việc gấp quần áo làm ví dụ, quá trình này bao gồm các công đoạn như trải ra, gấp rồi cất đi.
Trẻ em thường nhạy cảm hơn với hình dạng và màu sắc.
Khi gấp quần áo, chúng sẽ dựa vào kích thước của quần áo hoặc nhớ lại màu sắc quần áo mà cha mẹ đã mặc để phân loại, việc rèn luyện này rất hữu ích cho khả năng ghi nhớ và phân loại.
2. Môi trường sạch sẽ có thể giúp trẻ tăng khả năng tập trung chú ý, nâng cao thành tích
Qua nghiên cứu, nhà tâm lý học hành vi Kathleen Vohs phát hiện ra rằng nếu một người làm mọi việc trong không gian ngăn nắp, hành vi của anh ta sẽ tích cực hơn.
Khảo sát của Trường Kinh doanh Harvard cho thấy trong một trường học, những đứa trẻ có bàn học gọn gàng thường là những đứa trẻ có điểm số xuất sắc, những đứa trẻ lạc quan và vui vẻ.
Vì ngăn nắp, chúng học được cách lập kế hoạch và tính tự giác.
Khi ngồi học trước bàn học gọn gàng, trẻ sẽ hăng hái hơn trong học tập, chủ động hơn và viết bài cẩn thận hơn.
Vì không còn luộm thuộm và cẩu thả, làm việc gì cũng có đầu có cuối, hiệu quả công việc của bạn đương nhiên sẽ được cải thiện.
Việc dọn dẹp nhà cửa không chỉ phụ thuộc vào người lớn mà sự tham gia của trẻ nhỏ còn cho thấy sự gắn kết của một gia đình.
Vì vậy, khi bạn nhận thấy cuộc sống của mình trở nên lộn xộn, chi bằng tĩnh tâm lại rồi ở cùng con và cùng nhau dọn dẹp phòng riêng của mình.
Trong giai đoạn phát triển của trẻ, bằng cách xử lý mối quan hệ giữa bản thân và các đồ vật, trẻ sẽ:
Nhận biết về màu sắc và hình dạng của đồ vật ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, rồi sau đó nhận thức về đồ vật ở độ tuổi 3 ~ 6, từ đó học cách trở nên độc lập và trân trọng đồ vật khi chúng lớn lên, rồi dần dần phát triển về giao tiếp giữa các cá nhân, và hình thành nên thái độ biết ơn những người đã giúp đỡ mình…
Đặc biệt khi một đứa trẻ còn nhỏ, đó là giai đoạn quan trọng để trau dồi khả năng làm việc của mình. Đừng chìm đắm trong lo lắng và hãy làm những gì bạn có thể làm trong tầm tay.
Chẳng hạn, hãy chủ động xếp chăn bông gọn gàng sau khi ngủ dậy vào buổi sáng;
Chẳng hạn, nhớ dọn dẹp bàn ăn sau khi ăn xong;
Lại chẳng hạn như cả gia đình tổ chức dọn dẹp phòng định kỳ hàng tháng.
Hãy bắt đầu từng chút một từ những điều nhỏ nhặt xung quanh để làm tấm gương tốt cho con cái.
Hãy bồi dưỡng cho trẻ thói quen ngăn nắp gọn gàng càng sớm càng tốt, đừng đợi đến khi trẻ lớn rồi mới hối hận.
Nếu con bạn có tiến bộ trong quá trình thu dọn đồ đạc, hãy nhớ xoa đầu con, mỉm cười và nói với con rằng: Làm tốt lắm con ạ!
Bạn biết đấy, đừng ngần ngại cho đi những lời khen ngợi của mình, đặc biệt là cho con cái, chúng sẽ ngày càng làm tốt hơn.
Hãy tin rằng khi bạn và con cùng làm việc chăm chỉ để biến căn phòng bừa bộn trở nên sạch sẽ và ngăn nắp, mọi lo lắng sẽ tan biến.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị