Nghiên cứu khoa học: Kẻ càng kém cỏi lại càng tự tin!

15/09/2021 07:30
Nghiên cứu khoa học: Kẻ càng kém cỏi lại càng tự tin!

Chúng ta thường hay cho rằng, người thông minh có IQ cao mới tự tin. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, kẻ càng ngu dốt lại càng tự tin.

Cuộc đời mỗi người được ví như hành trình leo lên một ngọn núi. Không ít người leo lên đỉnh bằng sự ngu dốt của bản thân nhưng vẫn dương dương tự đắc, ung dung kiêu ngạo.

Người thông minh thực sự trong quá trình vượt qua khe núi sẽ biết cách học hỏi và nâng cao trình độ của bản thân. Từ đó mới có thể leo lên đỉnh núi bằng sự giác ngộ và thức tỉnh của chính mình.

Hé lộ sự thật nực cười của xã hội: kẻ càng ngu dốt lại càng tự tin! - Ảnh 1.

Hình minh họa

Cách kiểm tra bản thân chính xác nhất chính là, tự nói với mình "Tôi không biết". Đó không phải là sự thất bại, mà là sự khởi đầu của thành công. Đó cũng là sự tôn trọng đối với những điều chưa biết, đồng thời cũng chính là sự tôn trọng với chính bản thân bạn.

Có một câu chuyện rất hay kể về một tên trộm ăn trộm một bao hành lớn, bị chủ nhà bắt được và lôi ra tòa. Quan tòa đã đề xuất 3 hình phạt để người đó tự chọn: hoặc là ăn hết cả bao hành; hoặc chịu đánh 100 trượng; hoặc là nộp phạt.

Kết quả người này lựa chọn ăn hành, nghe có vẻ sẽ có lợi hơn hai hình phạt còn lại. Tuy nhiên, mới chỉ ăn được 3 củ, anh ta đã nước mắt giàn giụa xin đổi sang đánh đòn.

Đánh được 5, 6 trượng, anh ta khóc lóc van xin và lựa chọn nộp phạt.

Câu chuyện sau đó trở thành trò cười cho thiên hạ. Lẽ ra tên trộm kia chỉ phải chịu một hình phạt, không ngờ phải nếm trải cả ba loại. Nguyên nhân là vì, hắn đã đánh giá quá cao năng lực của bản thân, kết quả đưa ra những lựa chọn sai lầm khiến hắn phải trả giá.

Trên thực tế, rất nhiều người đã trải qua sự việc tương tự như vậy. Do thiếu hiểu biết về năng lực của bản thân dẫn đến quyết định sai lầm và nếm trải quả đắng không đáng có.

Chúng ta thường hay cho rằng, người thông minh có IQ cao mới tự tin. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, kẻ càng ngu dốt lại càng tự tin.

Đừng bao giờ tranh cãi với kẻ ngu

Hé lộ sự thật nực cười của xã hội: kẻ càng ngu dốt lại càng tự tin! - Ảnh 2.

Hình minh họa

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: người ngu sẽ không ý thức được sự ngu dốt của bản thân.

Năm 1995, một tên trộm tên McArthur Wheeler đã nghênh ngang xông vào cướp một ngân hàng ở Pennsylvania, Mỹ. Khi bị bắt, hắn ngây ngốc nhìn màn hình camera nói: "Tôi đã bôi nước chanh lên mặt rồi mà!"

Hóa ra có người nói với anh ta rằng, chỉ cần bôi nước chanh lên mặt sẽ có thể tàng hình. Anh ta tin sái cổ mà không nghi ngờ gì. Rõ ràng đây là một kẻ ngốc, nhưng nếu bạn mắng hắn là đồ ngốc, nhất định anh ta sẽ uất ức mà phản bác lại.

Có một loại hiện tượng được gọi là "hiệu ứng Dunning–Kruger". Hiện tượng này vô cùng đáng sợ, bởi chúng ta có lẽ cũng đang đánh giá quá cao bản thân mình mà không biết.

Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, người thiếu năng lực sẽ không thể nhận ra sự kém cỏi của bản thân, vì vậy họ bị sự ảo tưởng của nội tâm đánh lừa và đưa ra những phán đoán sai lệch.

Hé lộ sự thật nực cười của xã hội: kẻ càng ngu dốt lại càng tự tin! - Ảnh 3.

Hình minh họa

Trang tin tức The Huffington Post của Mỹ đã từng thực hiện một cuộc điều tra dư luận, đưa ra những khái niệm ngược đời như mặt trời quay quanh trái đất; cổ phiếu là phương thức đầu tư vô cùng tốt; người càng cao khi chạy bộ sẽ càng thiếu Oxy...để người dân đưa ra phán đoán của mình.

Kết quả cho thấy, 20% số người trong đó mù quáng tin vào những khái niệm nực cười đã đưa ra ở trên. Đây cũng chính là "nguyên tắc 1/5", cả thế giới sẽ luôn có 20% số người thiếu khả năng nhận thức hoặc gặp trở ngại trong tư duy. Đó cũng chính là lí do không nên tranh luận với người có tư duy không cùng đẳng cấp.

Vậy phải làm thế nào mới có thể khắc phục hiệu ứng Dunning–Kruger?

Luôn sợ hãi và kính nể với những điều chưa biết

Một học trò của nhà triết học Hy Lạp cổ đại Zeno xứ Elea từng hỏi rằng:

"Thầy ơi, kiến thức của thầy nhiều hơn con gấp nhiều lần, thầy luôn trả lời vô cùng chính xác, tại sao lại luôn nghi ngờ đáp án của mình?"

Zeno xứ Elea tiện tay vẽ lên bàn hai hình tròn, chỉ vào và nói:

"Vòng tròn lớn là kiến thức của ta, vòng nhỏ là kiến thức của các con, của ta lớn hơn của các con rất nhiều. Phần bên ngoài chính là những thứ mà thầy trò ta không biết. Chu vi vòng tròn của ta lớn hơn của các con, vì vậy ta sẽ tiếp xúc với những điều chưa biết kia nhiều hơn. Đó là lí do vì sao ta luôn nghi ngờ chính bản thân mình."

Quan điểm của Zeno xứ Elea sau đó được đúc kết thành một câu nói:

"Bạn càng biết nhiều, bạn càng khám phá ra sự thiếu hiểu biết của chính mình".

Nhận thức của mỗi người đều có giới hạn, có kinh nghiệm, khả năng quan sát và tiếp thu khác nhau. Do đó, học cách lắng nghe ý kiến của người khác cũng giống như việc bạn mượn đôi mắt của họ để quan sát thế giới và tự kiểm tra bản thân mình. Chỉ có như vậy, bạn mới có tầm nhìn xa hơn, hoàn thiện bản thân hơn và phát triển hơn trên sự nghiệp của mình.

Hé lộ sự thật nực cười của xã hội: kẻ càng ngu dốt lại càng tự tin! - Ảnh 4.

Hình minh họa

Đối mặt với bản thân và chăm chỉ tiếp thu ý kiến của người khác

Do bản năng cạnh tranh, chúng ta thường hay công kích điểm yếu của người khác mà bỏ qua điểm mạnh của họ. Dùng "sự thiếu hiểu biết" của người khác để nâng cao năng lực quyết đoán của bản thân, đó được gọi là "hiệu ứng đường hầm": tự đặt mình vào không gian nhỏ hẹp sẽ chỉ khiến tầm nhìn của bản thân trở nên nông cạn hơn mà thôi.

Trong lần đầu khởi nghiệp thất bại của doanh nhân Sử Ngọc Trụ, ông đã tập hợp tất cả nhân viên lại, mở một cuộc họp yêu cầu họ nghiêm khắc phê bình ông. Sử Ngọc Trụ nói rằng: "Tôi thấy làm như vậy rất có tác dụng".

Ông trở nên khiêm tốn và cẩn thận hơn. Sử Ngọc Trụ biết rằng những thành công vinh quang kia chỉ đang đánh lừa mình. Ông buộc phải loại bỏ thành kiến và quan niệm đó. Đây cũng chính là một loại gọi là "kiểm nghiệm tính xác thực".

Không ngừng học hỏi, mở rộng vốn kiến thức của bản thân

Không biết không có nghĩa mãi mãi không biết. Hãy nhìn rõ sự thật, nâng cao vốn hiểu biết của mình thông qua việc học hỏi từ những người giỏi hơn. Khi vòng tròn kiến thức ngày càng lớn, những thứ lạ lẫm mà bạn tiếp xúc sẽ theo đó nhiều lên. Bạn sẽ phát hiện rằng, hóa ra bản thân mình từng ngu dốt đến như vậy.

Một người có kiến thức hạn hẹp luôn không muốn người khác biết được điều đó, hay còn gọi bằng một từ khác, đó là "giấu dốt". Bạn sợ tự ái, sợ tổn thương, sợ bị xấu hổ. Những lúc như vậy, bạn càng phải lắng nghe ý kiến của mọi người nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn để không trở thành trò cười cho người khác.

Không biết không đáng sợ, điều đáng sợ là chính bản thân anh ta cũng không biết mình dốt.

Con người cần trải qua cảm giác rơi từ đỉnh cao của sự ngu dốt xuống khe núi tuyệt vọng, rồi lại vất vả leo lên, chịu sự công kích và lăng mạ, không ngừng tích lũy kinh nghiệm hoàn thiện bản thân. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể leo lên đỉnh cao bằng tri thức và sự thông minh của chính mình.

Theo Toutiao


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025