Đừng giải thích, cãi cọ để rồi phí công: Trước hết phải ở cùng một trình độ, sau đó mới có thể tranh luận cùng nhau

30/05/2020 08:30
Đừng giải thích, cãi cọ để rồi phí công: Trước hết phải ở cùng một trình độ, sau đó mới có thể tranh luận cùng nhau

Khi hai người không chung một đường tư duy thì yên lặng, tránh giải thích hay tranh cãi chính là đòn phản kích tốt nhất, cũng là tấm khiên vững nhất bảo vệ chính mình.

Trình độ tư duy bất đồng, giải thích đến mấy cũng không rõ ràng

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln từng nói: “Muốn đạt được thành tựu, người ta sẽ không lãng phí thời gian để tranh chấp riêng tư. Thay vì cố gắng giải thích, tranh cãi một vấn đề gì đó, đánh mất sự bình tĩnh, tự chủ, dẫn tới những hậu quả không mong muốn, chi bằng để mặc cái nhìn của người không liên quan”.

Có thanh niên từ quê quyết tâm lên khăn gói lên thành phố học đại học, mặc cho họ hàng hết mực ngăn cấm. Người nhà đều cho rằng học hành tốn kém, chưa chắc đã kiếm được việc làm, rồi cũng chỉ đi làm thuê cho người khác mà thôi. Chẳng bằng học lấy cái nghề, rồi ở quê tự mở cửa hàng làm chủ, không bao giờ lo đói lo mệt.

Bỏ ngoài tai loại tư tưởng chôn chân trong an ổn đó, cậu trai trẻ hiểu rằng, muốn thay đổi vận mệnh thì chỉ có một con đường duy nhất, đó chính là học. Thế là cậu không hề giải thích, cố chấp một mình rời quê.

Cậu tận dụng mọi thời gian rảnh rỗi để vừa học vừa làm việc, chăm chỉ kiếm học bổng, kiếm tiền sinh hoạt, tự chi trả cho bản thân suốt 4 năm đại học sau đó. Ngày cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay, trong CV cũng xuất hiện rất nhiều kỹ năng thành thạo, cậu nhanh chóng xin được công việc trong một công ty công nghệ.

Quả thực cuộc sống không bao giờ phụ lòng kẻ biết nỗ lực. Cho dù không đủ may mắn để đi đường tắt, sự chăm chỉ cũng giúp cậu thanh niên dần dần tìm được vị trí của riêng mình. Mỗi lần trở về quê hương, ai ai cũng nhiệt tình chào đón.

 Đừng giải thích, cãi cọ để rồi phí công: Trước hết phải ở cùng một trình độ, sau đó mới có thể tranh luận cùng nhau  - Ảnh 1.

“Muốn đạt được thành tựu, người ta sẽ không lãng phí thời gian để tranh chấp riêng tư. Thay vì cố gắng giải thích, tranh cãi một vấn đề gì đó, đánh mất sự bình tĩnh, tự chủ, dẫn tới những hậu quả không mong muốn, chi bằng để mặc cái nhìn của người không liên quan” - Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln. Ảnh minh hoạ.

Có thể thấy rằng, khoảnh khắc may mắn nhất đời cậu là kiên quyết vững tin với sự lựa chọn của mình, không nghe lời người thân ở quê mà từ bỏ giấc mơ. Nếu không, bây giờ, cậu sẽ chẳng thể mặc bộ tây trang phẳng phiu, đi giày da đắt tiền ra vào công ty lớn, bàn bạc những hợp đồng tiền tỷ mà đang mặc áo may ô, quần đùi, xỏ dép lê ngồi trông hàng trong một tiệm quê nào đó, cả ngày chỉ lo vài đồng nhỏ lẻ.

Tuy họ hàng đều xuất phát từ ý tốt nhưng tầm nhìn của họ đã bị trói buộc trong một không gian chật hẹp quá lâu. Từ đó, họ cũng mất đi năng lực tư duy, tưởng tượng về một giấc mơ xa vời bên ngoài không gian đó. Ở vào tình huống như vậy, giải thích hay tranh cãi đều không thể thay đổi được bất cứ điều gì.

Sau khi nguy nghĩ cẩn trọng và đi đến một quyết định, hãy kiên trì bảo vệ và thực hiện nó, dùng hành động để chứng minh. Tin rằng thời gian sẽ trở thành luận chứng hùng hồn nhất cho mỗi chúng ta.

Không hiểu lẫn nhau, khó có thể nhiều lời

Có người từng nói rằng: “Ích kỷ thực sự không phải là yêu cầu bản thân phải sống theo ý nguyện của chính mình không phải ích kỷ, mà là yêu cầu người khác sống theo ý nguyện của bản thân”.

Trong cuộc sống hiện nay, người ta rất hay sử dụng “quan tâm” và “thật lòng” để làm cái cớ, yêu cầu người khác phải hành động theo ý mình.

Chẳng hạn như, cha mẹ lấy danh nghĩa quan tâm để ép buộc con cái vùi đầu học tập không ngừng, chưa bao giờ có cơ hội được tự do vui chơi hay kết bạn theo ý thích....

Hay một chàng trai lấy danh nghĩa yêu thương để ép bạn gái mình phải ăn mặc “kín cổng cao tường”, không được nói chuyện với người khác phái, không được đi xã giao với đồng nghiệp buổi tối…

Hoặc như một người ăn chay trường, lấy danh nghĩa quân tâm để yêu cầu bạn bè xung quanh không được ăn thịt nữa, chỉ cần ăn rau xanh và củ quả để tăng cường sức khỏe mà thôi.

Phải biết rằng, mỗi con người trên thế giới này đều là một cá thể riêng biệt. Nếu cứ yêu cầu người khác phải sống rập khuôn theo ý muốn của mình, đối phương sẽ vô cùng khó chịu và đánh mất cảm giác hưởng thụ cuộc sống.

 Đừng giải thích, cãi cọ để rồi phí công: Trước hết phải ở cùng một trình độ, sau đó mới có thể tranh luận cùng nhau  - Ảnh 2.

Trong bất cứ mối quan hệ nào, nhân tố quan trọng nhất chính là sự thấu hiểu. Hai người ở bên nhau không nhất thiết là người hoàn toàn giống nhau, có chung cùng một sở thích, mà là người học được cách tôn trọng quan điểm của nhau.

Những người có con đường tư duy khác nhau giống như thuộc về hai thế giới khác nhau. Không có sự thấu hiểu tối thiểu nhất, họ sẽ mãi mãi rơi vào những cuộc tranh cãi vô bổ, chẳng đi đến kết quả gì.

Tựa như chim trời không thể giao tiếp với hải ngư, “đông trùng” cũng chẳng thể hiểu được “hạ thảo”, hãy chấp nhận sự khác biệt và học được cách giữ yên lặng. Càng bớt tranh luận hay giải thích, chúng ta càng có nhiều tinh thần để tập trung vào việc khác.

Khi gặp những người khác biệt về trình độ tư duy và có khả năng phát sinh tranh cãi, bạn cần làm được điều sau đây:

1) Đừng vội vàng chỉ trích người khác

Tiếng nói, giá trị của mỗi người đều là khác nhau. Trước tiên hãy yên lặng lắng nghe, đừng sử dụng phán đoán của riêng bạn để định nghĩa bất cứ điều gì một cách chủ quan. Cần thoải mái chấp nhận sự khác biệt, duy trì trạng thái khoan dung và cởi mở, điều này còn có thể giúp bạn mở rộng ranh giới nhận thức.

2) Kiểm soát cảm xúc cá nhân

Bình tĩnh thảo luận về bản chất vấn đề và đừng biến cuộc nói chuyện thành vũ khí công kích cá nhân. Đừng đưa những sắc thái tiêu cực như mỉa mai, châm biếm, chế giễu vào lời nói của mình.

Cần nhớ rằng, người có bản lĩnh thực sự sẽ không cần sống trong miệng hay trong đầu kẻ khác. Họ sống đúng với chính mình, không bận tâm lời nói hay suy nghĩ phiến diện của kẻ xung quanh. Chỉ có những ai khuyết thiếu sự tự tin mới phải không ngừng giải thích, mong chờ được người khác tán dương.

3) Không ngừng tiến bộ, tránh xa nguồn năng lượng tiêu cực

Đừng tranh luận với những người luôn suy nghĩ tiêu cực. Cách tốt nhất để chứng minh là thay đổi bản thân, không ngừng tiến bộ, dùng thực lực để chứng minh bản thân.

Hãy kết giao những người mang năng lượng tích cực, ở bên họ sẽ giúp tinh thần và trí tuệ của bạn đồng thời đạt tới một chất lượng cao hơn.

Nhịp sống kinh tế


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025