Cho mượn tiền giống như đánh bạc, được ăn cả, ngã về 0: Đừng dại cho 3 kiểu người sau vay tiền

16/04/2021 08:00
Cho mượn tiền giống như đánh bạc, được ăn cả, ngã về 0: Đừng dại cho 3 kiểu người sau vay tiền

Thay vì "hào phóng" cho người khác vay tiền một cách mù quáng và tiền bạn chắc chắn một đi không trở lại thì tốt hơn hết hãy là một người tiết kiệm và giữ tiền cho bản thân, cho gia đình.

Trên đời không thể thiếu hai thứ, một là sức khỏe, hai là tiền. Có sức khỏe, bạn mới có thể tạo ra mọi thứ và bảo đảm cho cuộc sống của bạn cũng như gia đình mình, còn tiền là nền tảng đề bạn có một cuộc sống sung túc hơn, hạnh phúc hơn. 

Trong xã hội bộn bề và phức tạp này, ai cũng phải lo toan bươn chải với bài toán cơm, áo, gạo, tiền. Thế nhưng kiếm tiền đã khó rồi, hiểu được lòng người lại càng khó hơn. Ở đời, có nhiều người rất khó hiểu, khó nhận biết và những người thân với mình lại khó nhìn ra hơn. Bạn đối xử chân thành với người ấy, có thể người ấy sẽ hoặc đáp lại tình cảm ấy, hoặc vô tình lướt qua luôn. 

Một số người xung quanh chúng ta có thể không phải là bạn thật sự, bởi vì tình bạn với họ như nước đổ đầu vịt, chẳng hề đọng lại tí gì nên những người vây quanh bạn đa phần chỉ vì tiền của bạn. Có người sau bao năm biệt tăm chợt nhắn tin cho bạn hỏi thăm và vấn đề sau đó là mượn tiền. Đa số những người kiểu này đều là đạo đức giả, bạn không có tiền thì đừng hòng mà nói chuyện với họ. Có một câu nói hay rằng: Tiền đã cho vay như nước, đổ đi rồi khó thu lại được.

Nhiều người vì tình xưa nghĩa cũ mà cho đối phương mượn tiền một cách quá mức vì nghĩ mình cho bạn mượn rồi bạn sẽ nể mình vài phần. Tuy nhiên, hào phóng quá mức cũng không khiến người khác "nể" bạn và tình cảm bạn bè chưa chắc càng bền lâu đâu nhé. Bạn trẻ này, bạn y như tấm chiếu mới vậy. Bạn không thấy vì tiền mà người ta có thể hại nhau, lừa gạt nhau sao? Rồi tình bạn, tình thân cũng mất vì hai chữ danh lợi. Tốt nhất "tình cảm" của con người không nên liên quan đến tiền bạc. Có những loại tiền không được phép vay và cũng có 3 kiểu người đừng cho vay vì rất có thể sau này bạn lao đao đấy.

Cho mượn tiền cũng giống như đánh bạc, được ăn cả, ngã về 0: Đừng dại cho 3 kiểu người sau vay tiền  - Ảnh 1.

1, Ở đời đừng cho người không có khả năng trả nợ vay tiền:

Có câu nói: "Cho người ta vay tiền nên để cứu người lúc khẩn cấp chứ không phải để cứu người nghèo".

Nhiều người tôi biết sẽ vay tiền khi túi họ chẳng còn một xu. Họ không nghĩ đến việc làm thế nào để kiếm tiền nhiều hơn, nhưng lại nghĩ rằng mình cần cứu trợ ngay bây giờ, vì thế đã hình thành tâm lý trong mỗi người đi làm thời hiện đại. Mỗi khi đứa bạn 365 ngày chẳng gặp nhau lại inbox trước thì có khả năng cao là nó đã sạch túi và mượn tiền. Nên nhiều người sẽ từ chối và tuyệt giao trong im lặng.

Người ta bảo cứu một mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp. Tại sao chúng ta không thể "cứu người nghèo" trong lúc khó khăn? Không phải là không cứu mà là bạn sẽ chỉ cứu được họ trong một thời gian chứ không cứu được họ cả đời. Giống như một người câu cá, nếu bạn cho họ cá ăn mỗi ngày, bạn không những không dạy họ cách tự mình câu cá mà còn khiến họ hình thành thói quen ỷ lại, không tốt cho người khác. Cho người con cá chi bằng dạy người cách câu cá. Lòng quảng đại của bạn không phải nên quá hào phóng, bạn phải biết trọng công sức mình bỏ ra. Nếu bạn có thể hướng dẫn cho anh ấy biết cách làm điều đó thì có lẽ sẽ thay đổi cuộc đời anh ấy theo chiều hướng tốt hơn.

Tôi từng chứng kiến ​​nhiều người đến vay tiền khóc ròng, họ hầu như chỉ giỏi chơi bài cảm tính, thậm chí còn tự cho mình là "tội nghiệp". Những tiếng kêu khóc này chỉ với một mục đích chính là muốn bạn rút hầu bao ra thôi.

Phần lớn số tiền đã cho vay sẽ thực sự không về lại với chủ. Vì một khi người mượn đã lấy hết can đảm hạ thấp bản thân đi mượn tiền thì sợ gì mà không quỵt luôn. Như vậy, chỉ có người cho mượn tiền khổ thôi.

Trong chuyện tiền bạc, bạn càng hào phóng với người khác thì chưa chắc người khác sẽ cảm ơn bạn vì điều này, thậm chí sẽ rắc muối lên vết thương của bạn khiến nỗi đau trở nên khó quên.

Cho mượn tiền cũng giống như đánh bạc, được ăn cả, ngã về 0: Đừng dại cho 3 kiểu người sau vay tiền  - Ảnh 2.

2, Trong vòng kết nối, đừng cho  những người thân thích hay tỏ thái độ coi thường bạn mượn tiền

Khi còn nhỏ, chúng ta luôn cho rằng các mối quan hệ thân thích, ruột rà máu mủ sẽ cực kỳ bền lâu. Đó sẽ là những người sẵn sàng có phúc cùng hưởng, có nạn cùng chịu trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, đến lúc trưởng thành hơn, gặp được nhiều người, nhiều trường hợp hơn, chúng ta mới nhận ra rằng, trong hiện thực còn có quá nhiều người xem trọng đồng tiền hơn cả tình thân. Khi có tiền mới có họ hàng thân thích, khi nghèo túng, dù là anh chị em ruột thịt cũng trở nên xa lạ hơn rất nhiều.

Trong một bữa tiệc, tôi nghe một người bạn thở dài xúc động: "Mấy năm trước anh cho người thân vay tiền mà chưa lấy lại được. Bảo anh ta kiếm người mượn và đòi, anh bảo đòi nhưng người này không trả và anh đành bỏ vì đó là người họ hàng của anh.

Trong thâm tâm của đối phương, bạn là người có thể giúp đỡ họ thì ắt hẳn nhà bạn phải dư dả mới cho bạn vay và bạn đã đủ ăn đủ mặc vậy tôi trả bạn làm gì trong khi tôi đang túng thiếu. Bạn giàu rồi cần gì quan tâm đến "tiền" và số tiền đó dần bị chìm trong quên lãng. Chính lối suy nghĩ này đã làm tan vỡ nhiều mối quan hệ và nảy sinh nhiều mâu thuẫn.

Có câu đùa rằng, tôi một lòng hướng về trăng sáng/ Trăng vô tình soi sáng xuống con mương.

Những người hào phóng đó đã đánh đổi lòng tốt của mình để lấy sự thờ ơ của người khác, chẳng khác nào dùng bàn tay ấm áp của mình để chạm vào tâm hồn lạnh giá của người khác. Để được gì? Làm vậy liệu bạn có vui không?

Điều kiêng kỵ nhất trong cuộc sống là gì? Đó là lòng tốt cho không biếu không một cách mù quáng. Tấm lòng nhân hậu này dù ném xuống biển vẫn thấy những con sóng nhỏ li ti cuốn đi, nhưng ném bên cạnh những kẻ không biết đền ơn, chẳng khác gì ngọn cỏ bên sông để người ta giẫm bẹp.

Có thể cho người thân vay tiền là một trong những "khả năng" của bản thân vì bạn trọng tình trọng nghĩa mới cho họ mượn. Mượn tiền không phải chuyện giỡn chơi, mà đó là một loại "trách nhiệm". Hãy có trách nhiệm với đồng tiền của mình, của những người thân trong gia đình. Có lẽ mối quan hệ "họ hàng" tốt nhất là sống trung thực và luôn hòa thuận với nhau.

Cho mượn tiền cũng giống như đánh bạc, được ăn cả, ngã về 0: Đừng dại cho 3 kiểu người sau vay tiền  - Ảnh 3.

3, Trong xã hội, "tiền rủi ro" thì dứt khoát đừng cho vay: Cho mượn tiền cũng giống như đánh canh bạc, được ăn cả ngả về 0

Trong nhiều trường hợp, không phải bên kia không muốn trả lại tiền cho bạn mà là anh ta đã phung phí tiền và không còn khả năng trả lại tiền cho bạn. Lân có một người bạn thường chăm chỉ tham gia thị trường chứng khoán và kiếm được rất nhiều tiền, anh ấy thậm chí còn mua được một căn nhà ở trung tâm thành phố.

Có lần, một người bạn đã vay của Lân 400 triệu đồng để làm ăn. Lân vốn dĩ không đồng ý vì thấy thị trường chứng khoán quá rủi ro, anh ta sợ rằng sẽ không lấy lại được. Nhưng bạn anh hứa liều sẽ trả lãi gấp đôi. 

Bằng cách này, Lân cho mượn hết tiền tiết kiệm và ra ngoài mượn hộ bạn. Kết quả là do nhìn lầm bạn, anh không những không lấy lại được tiền mà còn phải bán nhà trả nợ, tất cả tiền bạc đều bị chôn vùi trong "thị trường chứng khoán".

Nhìn thấy tình cảnh như vậy, Lân muốn nói với bạn mình, để anh ta trả tiền lại dù trễ hạn hơn, tuy nhiên, khi nhìn thấy hoàn cảnh của bạn mình, anh ta đã biết rằng số tiền đó không thể lấy lại được.

"Tiền rủi ro" là gì? Đưa tiền cho những người "thích mạo hiểm" thì số tiền bạn đưa cho họ đương nhiên sẽ chịu một "rủi ro" nhất định.

Trong cuộc sống, việc kiếm tiền không hề đơn giản. Thay vì "hào phóng" cho người khác vay tiền một cách mù quáng và tiền bạn chắc chắn một đi không trở lại thì  tốt hơn hết hãy là một người "tiết kiệm" và giữ tiền cho bản thân, cho gia đình.

Đôi lúc, không cho bạn mượn tiền đầu tư vào rủi ro không phải là tàn nhẫn mà là sự lựa chọn "khôn ngoan". Giữa người với người rất dễ "thay lòng", vì vậy trách nhiệm và bổn phận của bạn là phải là người "tiết kiệm" và biết giữ những đồng tiền khó kiếm được của mình.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024