Chân lý đúc kết từ Tam Quốc Diễn Nghĩa: Dùng người, học Lưu Bị; hành sự, hỏi Tào Tháo

17/08/2021 08:00
Chân lý đúc kết từ Tam Quốc Diễn Nghĩa: Dùng người, học Lưu Bị; hành sự, hỏi Tào Tháo

Lưu Bị dùng nhân đức để thu phục nhân tâm. Người như vậy đi đâu cũng được người quý mến. Tào Tháo anh dũng quyết đoán, dù có rơi vào tình cảnh hiểm nghèo nào cũng luôn tìm ra lối ra cho mình.

Dân gian có câu: "Học Lưu Bị cách làm người, học Tào Tháo cách làm việc."

Lưu Bị dùng nhân đức để thu phục nhân tâm. Người như vậy đi đâu cũng được người quý mến.

Tào Tháo anh dũng quyết đoán, dù có rơi vào tình cảnh hiểm nghèo nào cũng luôn tìm ra lối ra cho mình.

Chân lý đúc kết từ Tam Quốc Diễn Nghĩa: Dùng người, học Lưu Bị; hành sự, hỏi Tào Tháo - Ảnh 1.

Học Lưu Bị cách làm người

1. Tâm tính nhân hậu, lấy nhân đức để thu phục lòng người

Lưu Bị xuất thân cơ hàn. Từ lúc tay trắng cho đến khi xưng bá một phương, Lưu Bị vẫn luôn là một nhân vật rất được lòng dân.

Kể từ khi làm lễ kết bái ở vườn đào, cuộc đời của Lưu Bị đã gắn chặt với Quan Vũ và Trương Phi. Trong mấy chục năm về sau, ba người họ vẫn luôn sát cánh bên nhau và hết lòng ủng hộ cho lý tưởng phục hưng Hán thất của Lưu Bị. Mỗi bước đi của Lưu Bị đều được ông trời trợ giúp.

Khi quân Tào đánh Kinh Châu, Lưu Bị phải rút lui mà bách tính ở Kinh Châu cũng đồng lòng rút theo Lưu Bị. Có người khuyên Lưu Bị hãy bỏ lại bách tính để lo lấy lấy thân mình.

Nhưng Lưu Bị lại khẳng khái đáp: Kẻ làm đại sự thì phải lấy dân làm gốc. Ngày nay, muôn dân bách tính đang quy phục ta, làm sao ta nỡ nhẫn tâm vứt bỏ họ!

Hành động này của Lưu Bị trong phút chốc đã trở thành tiếng thơm lưu truyền khắp thiên hạ, khiến cho người người đều thuận lòng quy phục Lưu Bị. Nhưng hậu quả của sự lựa chọn này quả thực là quá lớn. Khi Lưu Bị cùng nhân dân rút đến thành Đương Dương, truy binh của Tào Tháo đuổi đến nơi khiến Lưu Bị đại bại, vợ con ly tán.

Ở thời Tam Quốc nhiều anh hùng hào kiệt, thì người có trí tuệ kiệt xuất như Gia Cát Lượng không chỉ có một. Người có võ công cái thế như Triệu Tử Long cũng không ít. Nhưng người nhân đức như Lưu Bị thì chỉ có một mà thôi.

Lưu Bị không giỏi mưu kế cũng không giỏi đánh trận. Nhưng Lưu Bị lại có tấm lòng nhân hậu và chưa bao giờ bỏ rơi hay ức hiếp những người yếu thế hơn mình.

Từ Thứ vốn là mưu sỹ ở dưới trướng Lưu Bị. Trên đường rút khỏi Tràng Bản, mẹ của Từ Thứ đã bị quân Tào bắt làm con tim để ép Từ Thứ quy phục Tào Tháo.

Có người khuyên Lưu Bị hãy giữ Từ Thứ lại và đợi đến khi Tào Tháo giết mẹ của Từ Thứ thì Từ Thứ sẽ không bị dao động mà tự khắc sẽ một lòng quy phục Lưu Bị. Khi ấy, thả Từ Thứ đi không khác nào là làm tăng thêm lực lượng cho quân Tào. Trong lòng Lưu Bị hiểu rõ điều này hơn bất cứ ai. Nhưng cuối cùng Lưu Bị vẫn lựa chọn thả Từ Thứ đi.

Có lẽ là đối với Lưu Bị, Từ Thứ không chỉ là một mưu sỹ dưới trướng mà còn là một người bạn và cũng là con của một người mẹ. Lưu Bị nghĩ mình không nên vì lợi ích cá nhân mà thay Từ Thứ đưa ra lựa chọn.

Lòng người tựa như trang giấy mỏng. Thế sự lại giống một ván cờ biến hóa khôn lường. Nhưng bên cạnh Lưu Bị luôn không thiếu những văn thần võ tướng hết mực trung thành.

Lưu Bị không thể đem đến của cải hay quyền lực cho những người quy phục mình giống như những gì Tào Tháo và Tôn Quyền đã làm, bởi vì phần lớn thời gian của Lưu Bị đều là ăn nhờ ở đậu, phiêu dạt khắp nơi, nào mà có được căn cứ địa vững chắc như Tào Tháo hay Tôn Quyền.

Nhưng chính đức tính biết đặt mình vào vị trí của người khác và biết suy nghĩ cho người khác đã giúp cho Lưu Bị luôn có được sự tôn trọng và yêu mến của người khác.

Chân lý đúc kết từ Tam Quốc Diễn Nghĩa: Dùng người, học Lưu Bị; hành sự, hỏi Tào Tháo - Ảnh 2.

2. Đường đời gian nan nhưng chưa bao giờ nhụt chí

Lỗ Tấn từng nói: "Một dũng sỹ chân chính là người dám đối mặt với cuộc đời tối tăm và nhìn thẳng vào bể máu ngoài kia."

Lưu Bị đích thực là một dũng sỹ chân chính. Một đời của Lưu Bị đâu đâu cũng là trắc trở gian truân. Từ khi tòng quân chinh chiến, Lưu Bị thắng ít bại nhiều, thậm chí còn không biết bao lần thoát chết trong tích tắc. Nhưng cuối cùng, Lưu Bị vẫn chứng minh cho người đời thấy thế nào là ông trời không phụ người có lòng.

Kể từ thời niên thiếu khí thế hừng hực, Lưu Bị vẫn ôm trong lòng giấc mộng phục hưng Hán thất. Vì giấc mộng ấy, Lưu Bị không tiếc mình lăn lộn chinh chiến suốt hơn 30 năm. Nhưng kết quả vẫn cứ là thất bại và trắng tay. Nỗ lực không ngừng nghỉ trong ngần ấy thời gian, Lưu Bị lại chẳng đổi lại được chút thành quả nào. Nếu đổi lại là người khác, có lẽ đã bỏ cuộc từ sớm.

Năm 47 tuổi, Lưu Bị nghe nói, có vị mưu sỹ tên Gia Cát Lượng tuổi trẻ tài cao túc trí đa mưu. Lưu Bị đã bỏ qua khoảng cách tuổi tác mà đích thân tới lều tranh để bày tỏ thành ý với Gia Cát Lượng. Đến năm 59 tuổi, Lưu Bị mới chính thức lần đầu tiên đánh bại được Tào Tháo trong trận Hán Trung.

Số phận đặt Lưu Bị một điểm xuất phát rất thấp. Những thất bại và khó khăn liên tiếp cứ dồn dập tìm đến Lưu Bị. Nhưng sau mỗi lần tuyệt vọng, Lưu Bị vẫn tìm lại được dũng khí để đứng dậy làm lại từ đầu.

Lưu Bị để lại cho chúng ta một bài học: Ở đời, con người phải vừa có lòng nhân đức và bao dung với vạn vật và cần có tính kiên trì bền bỉ, mạnh mẽ quyết đoán và không bao giờ từ bỏ.

Học Tào Tháo cách làm việc

1. Cầm lên được bỏ xuống được, tiến lui đều có tính toán

Tào Tháo là một trong những nhân vật lịch sử có tính cách vô cùng phức tạp. Có người nói, Tào Tháo là đại thần trị quốc mà cũng là gian hùng thời loạn thế. Cũng có người nói, Tào Tháo thực sự là một người đàn ông có bản lĩnh.

Tào Tháo của một thời tuổi trẻ khí thế ngút trời, một lòng muốn trừ gian diệt ác. Tào Tháo từng nghĩ có thể dựa vào năng lực của bản thân để trả lại công đạo cho đời. Nhưng rồi cứ mỗi lần nghiêm minh chấp pháp, không a dua nịnh bợ là một lần Tào Tháo lại bị giáng chức hoặc bị điều đi nơi khác. Sự cương trực của bản thân vốn không thể nào xoay chuyển được tình thế. Nhìn thế sự suy tàn, muôn dân thống khổ, Tào Tháo cuối cùng đã tìm ra con đường cho chính mình. Đó chính là chỉ có thể dùng chiến trận để xây dựng cơ nghiệp.

Người muốn làm nên chuyện lớn thì phải cầm lên được mà cũng buông bỏ được. Chỉ cần là có thể đạt được mục đích cuối cùng thì quá trình ra sao cũng không cần quá quan trọng. Khi ở vào tình cảnh khó giữ được ước nguyện ban đầu, Tào Tháo không hề cố chấp hay do dự. Tào Tháo đã nhanh chóng chuyển hướng sang một con đường khác để bắt đầu lại từ đầu.

Trong trận Quan Độ, Tào Tháo vì lấy ít thắng nhiều mà vang danh bốn phương. Đến trận Xích Bích, Tào Tháo vẫn sử dụng chiến thuật lấy ít địch nhiều. Chỉ có điều là lần này Tào Tháo đã thất bại. Nhưng Tào Tháo lại không hề suy sụp chán nản mà bình thản chấp nhận mọi thứ.

Một đời thăng trầm chìm nổi đã tạo nên một con người Tào Tháo hào sảng, có dã tâm mà cũng vô cùng kiệt xuất. Khi phải lựa chọn giữa hiện thực và lý tưởng, Tào Tháo không hề do dự hay bối rối. Tào Tháo đã dùng cách của riêng mình để sống một đời không hối tiếc.

Khi đối mặt với những lời chất vấn, Tào Tháo cũng sẽ nói: "Có lẽ hôm qua, người đã nhìn nhầm Tào Tháo ta. Hôm nay, người cũng đã nhìn nhầm ta. Nhưng ta vẫn cứ là ta. Từ trước đến nay, ta vốn chưa từng sợ người khác nhìn nhầm hiểu sai về mình."

Bại trận hay mất đất thì Tào Tháo vẫn có thể bình thản đi qua tất cả. Tào Tháo là độc nhất vô nhị vĩnh viễn chỉ có một trên đời.

Chân lý đúc kết từ Tam Quốc Diễn Nghĩa: Dùng người, học Lưu Bị; hành sự, hỏi Tào Tháo - Ảnh 3.

2.Táo bạo nhưng thận trọng, mưu sâu kế hiểm

Khi Đổng Trác đảo loạn triều cường, các đại thần trong triều đành bất lực nhìn cảnh triều đình ngày một suy thoái. Duy chỉ có mình Tào Tháo dám đứng lên phản kháng: "Vì thiên hạ, buộc phải tiêu diệt Đổng Trác, nếu như không có ai dám thì có ta dám." Sự quyết đoán và gan dạ của Tào Tháo đúng là không có ai sánh bằng.

Người làm nên được cơ nghiệp lớn thì thường là người phải gánh vác nhiều đại sự. Tào Tháo anh dũng trên chiến trường mà cũng đầy mưu lược trên triều cương. Nam chinh bắc chiến hơn mấy chục năm, Tào Tháo đã tiêu diệt tất cả các đối thủ bằng chính sự táo bạo và thâm sâu của mình.

Sau khi thống nhất phương Bắc, Tào Tháo đã dựng nên nước Ngụy. Thực ra, lúc đó Tào Tháo hoàn toàn có thể xưng đế. Nhưng Tào Tháo lại chưa từng làm điều đó mà cho đến lúc chết ông cũng chỉ là "Ngụy Vương" chứ không phải là "Ngụy Võ Đế".

Không xưng đế chính là điều cao tay của Tào Tháo. Nếu như Tào Tháo xưng đế, người ngoài sẽ cho rằng Tào Tháo đang tranh quyền đoạt vị. Từ đó, Lưu Bị và Tôn Quyền sẽ có thêm lý do chính đáng để tiến đánh Tào Tháo.

Tào Tháo là một người rất hiểu mình. Tào Tháo biết rõ tham vọng quyền lực của mình lớn hơn bất cứ ai. Nhưng Tào Tháo cũng hiểu dục vọng của con người là hố sâu không đáy. Một người không nên vì ham hư danh mà tự tay chôn vùi công sức bao năm của bản thân.

Tào Tháo đã dạy cho chúng ta một bài học: Chuyện đời khó mà hoàn toàn theo ý muốn của chúng ta nhưng ta chỉ cần sống không thẹn với lòng. Thành hay bại không cắt nghĩa được anh hùng. Đúng hay sai cũng chẳng đoán định được vạn vật. Nếu bạn đã nghĩ mình đúng thì hãy cứ mạnh dạn kiên trì đến cùng.

Người không được số phận ưu ái thì nhất định phải có dũng khí để vượt lên số phận. Ẩn sau những câu chuyện lịch sử luôn là những bài học xương máu mà tiền nhân để lại cho hậu thế. Năm tháng đã dạy cho chúng ta biết làm người phải học tính kiên cường và nhân đức của Lưu Bị, làm việc phải học tính anh dũng không do dự của Tào Tháo.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024